Mới đây, trên bầu trời thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xuất hiện hiện tượng quầng mặt trời hoàn hảo, rõ ràng, khiến rất nhiều người thích thú. (Nguồn Sina)Theo thông tin đăng tải, sự xuất hiện của quầng hào quang kỳ lạ bao quanh mặt trời đã thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân. Đặc biệt, hiện tượng này rất dễ quan sát trong điều kiện trời trong và không mây. (Nguồn Sina)Nhiều người gọi đây là quầng sáng thần thánh, giống như những mô tả vầng hào quang luôn xuất hiện trên đầu những vị thần, thánh khi họ giáng trần. (Nguồn Sina)Tuy vậy, theo lý giải khoa học, đây thực chất là một hiện tượng quang học thú vị mang tên quầng mặt trời. (Nguồn Sina)Được biết, hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện là do sự kết hợp hoàn hảo giữa hóa học, vật lý và hình học. Dễ hiểu hơn, đây là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên gọi là khúc xạ ánh sáng. (Nguồn Sina)Theo tìm hiểu, vào ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến vầng hào quang xuất hiện với đủ sắc màu y hệt cầu vồng ta hay thấy. (Nguồn Sina)Tuy nhiên, sự sắp xếp màu sắc của cầu vồng và hiện tượng quầng Mặt trời trái ngược nhau. Cầu vồng có màu từ ngoài vào trong là đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím còn quầng mặt trời thì ngược lại. (Nguồn Sina)Theo các chuyên gia, hiện tượng này có diễn ra với mọi nguồn sáng, có nghĩa quầng mặt trăng cũng có thể hình thành trong điều kiện tương tự, vào ban đêm. (Nguồn Sina)Đồng thời, các chuyên gia cũng khẳng định, hiện tượng quầng mặt trời hoàn toàn không liên quan đến những cảnh báo thảm họa nhưng những người theo chủ nghĩa tâm linh vẫn tin tưởng. (Nguồn Sina)Đáng nói, cùng thời gian xuất hiện ở thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, quầng mặt trời còn xuất hiện ở bầu trời thành phố Hàng Châu, cùng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. (Nguồn Sina)Trong ảnh là hình ảnh quầng mặt trời hoàn hảo xuất hiện tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Nguồn Sina)
Mới đây, trên bầu trời thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xuất hiện hiện tượng quầng mặt trời hoàn hảo, rõ ràng, khiến rất nhiều người thích thú. (Nguồn Sina)
Theo thông tin đăng tải, sự xuất hiện của quầng hào quang kỳ lạ bao quanh mặt trời đã thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân. Đặc biệt, hiện tượng này rất dễ quan sát trong điều kiện trời trong và không mây. (Nguồn Sina)
Nhiều người gọi đây là quầng sáng thần thánh, giống như những mô tả vầng hào quang luôn xuất hiện trên đầu những vị thần, thánh khi họ giáng trần. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, theo lý giải khoa học, đây thực chất là một hiện tượng quang học thú vị mang tên quầng mặt trời. (Nguồn Sina)
Được biết, hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện là do sự kết hợp hoàn hảo giữa hóa học, vật lý và hình học. Dễ hiểu hơn, đây là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên gọi là khúc xạ ánh sáng. (Nguồn Sina)
Theo tìm hiểu, vào ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến vầng hào quang xuất hiện với đủ sắc màu y hệt cầu vồng ta hay thấy. (Nguồn Sina)
Tuy nhiên, sự sắp xếp màu sắc của cầu vồng và hiện tượng quầng Mặt trời trái ngược nhau. Cầu vồng có màu từ ngoài vào trong là đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím còn quầng mặt trời thì ngược lại. (Nguồn Sina)
Theo các chuyên gia, hiện tượng này có diễn ra với mọi nguồn sáng, có nghĩa quầng mặt trăng cũng có thể hình thành trong điều kiện tương tự, vào ban đêm. (Nguồn Sina)
Đồng thời, các chuyên gia cũng khẳng định, hiện tượng quầng mặt trời hoàn toàn không liên quan đến những cảnh báo thảm họa nhưng những người theo chủ nghĩa tâm linh vẫn tin tưởng. (Nguồn Sina)
Đáng nói, cùng thời gian xuất hiện ở thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, quầng mặt trời còn xuất hiện ở bầu trời thành phố Hàng Châu, cùng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. (Nguồn Sina)
Trong ảnh là hình ảnh quầng mặt trời hoàn hảo xuất hiện tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Nguồn Sina)