Trong trang trại nhỏ bao quanh bởi sương mù và mây, Iván Lozano đang kiểm tra hàng chục thùng thủy tinh chứa loài ếch hiếm nhất thế giới. Là nhà bảo tồn động vật, suốt nhiều năm Lozano đã và đang chiến đấu chống nạn buôn lậu loài ếch độc quý hiếm, thậm chí mạo hiểm cả mạng sống và tiền bạc để cứu những con vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.Nhưng Lozano không săn lùng những kẻ săn trộm và buôn lậu. Anh cố gắng kiềm chế hoạt động của chúng bằng cách nhân giống hợp pháp và bán loài ếch này với giá thấp hơn so với những mẫu vật được lấy từ rừng ở Colombia. Trung tâm nhân giống ếch Tesoros de Colombia là một trong số các chương trình bảo tồn trên khắp thế giới được thành lập nhằm ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã, cung cấp động vật quý được nhân giống và nuôi nhốt cho những người đam mê sưu tầm."Chúng tôi không thể kiểm soát được việc một số quốc gia cho phép người dân sở hữu hợp pháp những con vật này. Do đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng những nhà sưu tầm có thể mua được động vật nuôi nhốt và được xuất khẩu hợp pháp", Lozano nói với AP.Việc làm của Lozano khiến anh trở nên nổi tiếng trong giới sưu tầm Mỹ, khi ngày càng nhiều người mong muốn có được các mẫu động vật quý một cách hợp pháp. "Trước đây, bạn không thể sở hữu hợp pháp một con ếch quý. Nếu bạn nhìn thấy một con trong bộ sưu tập của ai đó, rất có thể nó đến từ thị trường chợ đen", Julio Rodríguez, nhà sưu tầm giàu kinh nghiệm ở thành phố New York, Mỹ, nói.Rodríguez cho biết kể từ khi Tesoros de Colombia bắt đầu xuất khẩu ếch sang Mỹ sáu năm trước, giá của một số loài ếch quý giảm đáng kể. Ví dụ như giá ếch Harlequin giảm đến 50%, hoặc loài Golden Dart có giá giảm từ khoảng 150 USD vài năm trước xuống còn 30 USD. "Chúng tôi muốn giá của loài động vật này giảm xuống đến mức những kẻ buôn lậu không còn có lãi khi buôn bán chúng", anh Lozano giải thích.Lozano cho biết công ty của anh cũng giúp các nhà sưu tầm nhân giống ếch để các mẫu vật quý được nuôi nhốt hợp pháp này tràn ngập thị trường, gây áp lực cho những kẻ buôn lậu. Ếch được nuôi nhốt bởi Lozano không có độc, bởi vì chúng có chế độ ăn khác với các cá thể sống trong môi trường hoang dã. Tuy nhiên, các nhà sưu tập vẫn muốn sở hữu chúng vì màu sắc rực rỡ bắt mắt."Chúng tôi hướng tới kinh doanh bền vững bằng cách ngày càng gia tăng số lượng loài mới được nuôi nhốt", anh Lozano cho biết. Hiện công ty của anh có giấy phép xuất khẩu bảy loài ếch, bao gồm Red Lehmanni, loài ếch rất hiếm và được gọi là "Chén Thánh". Lozano đang xin chính phủ Colombia cấp phép để xuất khẩu thêm 13 loài ếch bị đe dọa bởi nạn buôn lậu.Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn của các nhà khoa học như Lozano vẫn phải đối mặt với thực tế là ở nhiều quốc gia, hoạt động bảo tồn chưa thực sự hiệu quả. Indonesia cho phép xuất khẩu 3 triệu con tắc kè Tokay được nuôi nhốt ra thế giới mỗi năm. Nhưng theo Chris Shepherd, nhà bảo tồn động vật có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với tổ chức vì môi trường TRAFFIC, khâu quản lý yếu kém tạo điều kiện cho nạn tham nhũng hoành hành, khiến các công ty vẫn có thể bán tắc kè hoang Gecko.Laura Tensen, nhà động vật học tại Đại học Johannesburg, cho biết "một số loài động vật quý được nuôi nhốt có thể có tác dụng" kiềm chế nạn buôn lậu mẫu vật hoang dã. "Tuy nhiên, thị trường nuôi nhốt này không phải lúc nào cũng có thể thay thế thị trường động vật hoang dã", Tensen nhận định.Lozano phải mất đến ba năm mới có thể xin được giấy phép xuất khẩu ếch đầu tiên cho công ty. Anh cũng phải chiến đấu chống lại nhiều lời chỉ trích. Giờ đây Lozano muốn bắt đầu chương trình tái sinh các khu rừng với những con ếch được nhân giống trong phòng thí nghiệm. Colombia là quê hương của 734 loài ếch, số lượng nhiều thứ hai chỉ đứng sau Brazil. Viện nghiên cứu môi trường Humboldt cho biết ít nhất 160 loài lưỡng cư ở Colombia đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Đây là tình huống cấp bách. Nếu chúng ta không kiên trì thì một số loài ếch có thể bị tuyệt chủng", Lozano nói.
Trong trang trại nhỏ bao quanh bởi sương mù và mây, Iván Lozano đang kiểm tra hàng chục thùng thủy tinh chứa loài ếch hiếm nhất thế giới. Là nhà bảo tồn động vật, suốt nhiều năm Lozano đã và đang chiến đấu chống nạn buôn lậu loài ếch độc quý hiếm, thậm chí mạo hiểm cả mạng sống và tiền bạc để cứu những con vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Nhưng Lozano không săn lùng những kẻ săn trộm và buôn lậu. Anh cố gắng kiềm chế hoạt động của chúng bằng cách nhân giống hợp pháp và bán loài ếch này với giá thấp hơn so với những mẫu vật được lấy từ rừng ở Colombia. Trung tâm nhân giống ếch Tesoros de Colombia là một trong số các chương trình bảo tồn trên khắp thế giới được thành lập nhằm ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã, cung cấp động vật quý được nhân giống và nuôi nhốt cho những người đam mê sưu tầm.
"Chúng tôi không thể kiểm soát được việc một số quốc gia cho phép người dân sở hữu hợp pháp những con vật này. Do đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng những nhà sưu tầm có thể mua được động vật nuôi nhốt và được xuất khẩu hợp pháp", Lozano nói với AP.
Việc làm của Lozano khiến anh trở nên nổi tiếng trong giới sưu tầm Mỹ, khi ngày càng nhiều người mong muốn có được các mẫu động vật quý một cách hợp pháp. "Trước đây, bạn không thể sở hữu hợp pháp một con ếch quý. Nếu bạn nhìn thấy một con trong bộ sưu tập của ai đó, rất có thể nó đến từ thị trường chợ đen", Julio Rodríguez, nhà sưu tầm giàu kinh nghiệm ở thành phố New York, Mỹ, nói.
Rodríguez cho biết kể từ khi Tesoros de Colombia bắt đầu xuất khẩu ếch sang Mỹ sáu năm trước, giá của một số loài ếch quý giảm đáng kể. Ví dụ như giá ếch Harlequin giảm đến 50%, hoặc loài Golden Dart có giá giảm từ khoảng 150 USD vài năm trước xuống còn 30 USD. "Chúng tôi muốn giá của loài động vật này giảm xuống đến mức những kẻ buôn lậu không còn có lãi khi buôn bán chúng", anh Lozano giải thích.
Lozano cho biết công ty của anh cũng giúp các nhà sưu tầm nhân giống ếch để các mẫu vật quý được nuôi nhốt hợp pháp này tràn ngập thị trường, gây áp lực cho những kẻ buôn lậu. Ếch được nuôi nhốt bởi Lozano không có độc, bởi vì chúng có chế độ ăn khác với các cá thể sống trong môi trường hoang dã. Tuy nhiên, các nhà sưu tập vẫn muốn sở hữu chúng vì màu sắc rực rỡ bắt mắt.
"Chúng tôi hướng tới kinh doanh bền vững bằng cách ngày càng gia tăng số lượng loài mới được nuôi nhốt", anh Lozano cho biết. Hiện công ty của anh có giấy phép xuất khẩu bảy loài ếch, bao gồm Red Lehmanni, loài ếch rất hiếm và được gọi là "Chén Thánh". Lozano đang xin chính phủ Colombia cấp phép để xuất khẩu thêm 13 loài ếch bị đe dọa bởi nạn buôn lậu.
Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn của các nhà khoa học như Lozano vẫn phải đối mặt với thực tế là ở nhiều quốc gia, hoạt động bảo tồn chưa thực sự hiệu quả. Indonesia cho phép xuất khẩu 3 triệu con tắc kè Tokay được nuôi nhốt ra thế giới mỗi năm. Nhưng theo Chris Shepherd, nhà bảo tồn động vật có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với tổ chức vì môi trường TRAFFIC, khâu quản lý yếu kém tạo điều kiện cho nạn tham nhũng hoành hành, khiến các công ty vẫn có thể bán tắc kè hoang Gecko.
Laura Tensen, nhà động vật học tại Đại học Johannesburg, cho biết "một số loài động vật quý được nuôi nhốt có thể có tác dụng" kiềm chế nạn buôn lậu mẫu vật hoang dã. "Tuy nhiên, thị trường nuôi nhốt này không phải lúc nào cũng có thể thay thế thị trường động vật hoang dã", Tensen nhận định.
Lozano phải mất đến ba năm mới có thể xin được giấy phép xuất khẩu ếch đầu tiên cho công ty. Anh cũng phải chiến đấu chống lại nhiều lời chỉ trích. Giờ đây Lozano muốn bắt đầu chương trình tái sinh các khu rừng với những con ếch được nhân giống trong phòng thí nghiệm. Colombia là quê hương của 734 loài ếch, số lượng nhiều thứ hai chỉ đứng sau Brazil. Viện nghiên cứu môi trường Humboldt cho biết ít nhất 160 loài lưỡng cư ở Colombia đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Đây là tình huống cấp bách. Nếu chúng ta không kiên trì thì một số loài ếch có thể bị tuyệt chủng", Lozano nói.