Một địa điểm nổi tiếng ở Trung Quốc gắn liền với các sự kiện ma quái gây xôn xao dư luận là Ngọc Môn Quan nằm ở sa mạc Gobi, cách Đôn Hoàng khoảng 90 km, tỉnh Cam Túc.Dưới thời phong kiến, Ngọc Môn Quan là điểm giao thoa trên con đường tơ lụa. Do đó, nơi đây từng vô cùng sầm uất với nhiều đoàn thương nhân đến đây thực hiện các thương vụ mua bán.Quan ải này được xây dựng vào khoảng năm 111 trước Công nguyên. Ngọc Môn Quan là đài đất hình vuông, đắp bằng đất vàng, tường thành được bảo quản tốt. Quan ải cao 10m, dài từ Đông sang Tây là 24m, rộng khoảng 26,4m và có diện tích khoảng 633 m2.Hướng về phía Bắc của Ngọc Môn Quan gọi là Tây Xuất Ngọc Môn, sẽ đi qua Lop Nur, Lâu Lan. Trong khi đó, phía Nam gọi là Tây Xuất Dương Quan đi qua sa mạc Taklamakan. Đây đều là những cung đường khó đi. Trong tiếng Uyghur, Taklamakan có nghĩa là "có vào mà không có ra".Theo các chuyên gia, Ngọc Môn Quan là thành lũy cuối cùng ngăn cách giữa Trung Nguyên và Tây Vực. Trải qua nhiều thế kỷ, Ngọc Môn Quan chỉ còn là tàn tích nằm trơ trọi giữa sa mạc khô cằn.Ngọc Môn Quan nằm ở phía Bắc núi Thiên Sơn trong khi đèo Dương Quan nằm ở phía Nam núi Thiên Sơn. Theo chuyên gia phong thủy, núi phía Nam gọi là Dương và phía Bắc gọi là Âm.Con đèo nằm ở phía Nam thì gọi là Dương Quan. Còn đèo ở phía Bắc gọi là Âm Quan. Từ đó hình thành nên bố cục âm - dương ngũ hành.Tương truyền, Ngọc Môn Quan còn được gọi là Âm Quan. Từ đây, dân gian đồn đại nơi đây xảy ra nhiều chuyện ma quái rùng rợn.Trong số này có một truyền thuyết kể rằng, vào thời xưa, người chết giữa lòng sa mạc đều không tìm thấy xác. Bởi vì luôn có những hồn ma vô hình ẩn nấp dưới "biển cát" mênh mông. Những hồn ma này mang thi thể những người gặp nạn xuôi theo gió lốc khiến mọi người không thể tìm thấy tử thi.Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết. Đến nay giới khoa học vẫn chưa thể tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Ngọc Môn Quan là nơi trú ngụ của nhiều hồn ma.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Một địa điểm nổi tiếng ở Trung Quốc gắn liền với các sự kiện ma quái gây xôn xao dư luận là Ngọc Môn Quan nằm ở sa mạc Gobi, cách Đôn Hoàng khoảng 90 km, tỉnh Cam Túc.
Dưới thời phong kiến, Ngọc Môn Quan là điểm giao thoa trên con đường tơ lụa. Do đó, nơi đây từng vô cùng sầm uất với nhiều đoàn thương nhân đến đây thực hiện các thương vụ mua bán.
Quan ải này được xây dựng vào khoảng năm 111 trước Công nguyên. Ngọc Môn Quan là đài đất hình vuông, đắp bằng đất vàng, tường thành được bảo quản tốt. Quan ải cao 10m, dài từ Đông sang Tây là 24m, rộng khoảng 26,4m và có diện tích khoảng 633 m2.
Hướng về phía Bắc của Ngọc Môn Quan gọi là Tây Xuất Ngọc Môn, sẽ đi qua Lop Nur, Lâu Lan. Trong khi đó, phía Nam gọi là Tây Xuất Dương Quan đi qua sa mạc Taklamakan. Đây đều là những cung đường khó đi. Trong tiếng Uyghur, Taklamakan có nghĩa là "có vào mà không có ra".
Theo các chuyên gia, Ngọc Môn Quan là thành lũy cuối cùng ngăn cách giữa Trung Nguyên và Tây Vực. Trải qua nhiều thế kỷ, Ngọc Môn Quan chỉ còn là tàn tích nằm trơ trọi giữa sa mạc khô cằn.
Ngọc Môn Quan nằm ở phía Bắc núi Thiên Sơn trong khi đèo Dương Quan nằm ở phía Nam núi Thiên Sơn. Theo chuyên gia phong thủy, núi phía Nam gọi là Dương và phía Bắc gọi là Âm.
Con đèo nằm ở phía Nam thì gọi là Dương Quan. Còn đèo ở phía Bắc gọi là Âm Quan. Từ đó hình thành nên bố cục âm - dương ngũ hành.
Tương truyền, Ngọc Môn Quan còn được gọi là Âm Quan. Từ đây, dân gian đồn đại nơi đây xảy ra nhiều chuyện ma quái rùng rợn.
Trong số này có một truyền thuyết kể rằng, vào thời xưa, người chết giữa lòng sa mạc đều không tìm thấy xác. Bởi vì luôn có những hồn ma vô hình ẩn nấp dưới "biển cát" mênh mông. Những hồn ma này mang thi thể những người gặp nạn xuôi theo gió lốc khiến mọi người không thể tìm thấy tử thi.
Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết. Đến nay giới khoa học vẫn chưa thể tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Ngọc Môn Quan là nơi trú ngụ của nhiều hồn ma.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.