Dismals Canyon là hẻm núi sa thạch nằm ở phía bắc tiểu bang Alabama, Mỹ. Điểm mốc Tự nhiên Quốc gia này nổi tiếng với những mảng rêu óng ánh và lối đi bằng đá như mê cung. Nhưng điều kỳ diệu của hẻm núi Dismals lại không thể nhìn thấy vào ban ngày. Khi Mặt Trời lặn, những con giun bé nhỏ được gọi là dismalite sẽ tỏa sáng với sự phát quang sinh học màu xanh lam. Ảnh: Dismals Canyon.Giun phát sáng ở Dismals Canyon là giai đoạn ấu trùng của loài ruồi ăn nấm bản địa, đặc hữu tại Bắc Mỹ có tên Orfelia fultoni. Đây là họ hàng gần với giun phát sáng ở Australia và New Zealand, sống trong những hang động ẩm ướt và phủ đầy rêu xanh, nơi lý tưởng cho chúng tạo thành mạng lưới để bắt mồi. Dismalite phát ra ánh sáng xanh lam và xanh lục từ cả phần đầu và đuôi để thu hút con mồi, thường là muỗi vằn Alabama. Ảnh: Eric C. Maxwell.Tại Dismals Canyon, số lượng dismalite đông nhất khi trứng ấu trùng nở vào hai thời điểm trong năm, cuối mùa xuân (giữa tháng 4 đến giữa tháng 5) và đầu mùa thu (giữa tháng 9 đến tháng 10). Khi ấy, chúng sẽ tạo nên màn trình diễn ánh sáng rực rỡ. Nhà sinh học Slappey-McCaffrey cho biết khí hậu ẩm ướt của hẻm núi sa thạch Dismals là điều kiện hoàn hảo cho sự sinh tồn của loài giun phát sáng. Ảnh: Great Vehicles News.Nhưng không phải sinh vật phát quang sinh học nào cũng phát triển mạnh như loài giun phát sáng ở hẻm núi Dismals. Theo tạp chí Bảo tồn và Đa dạng Côn trùng tháng 3/2020, số lượng giun phát sáng đã giảm 3/4 trong giai đoạn 2001-2018 vì biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Hoàng gia London cho thấy ô nhiễm ánh sáng nhân tạo gây ảnh hưởng đến sự phát sáng của giun phát sáng cái. Ảnh: livingonthedirt.Bên cạnh đó, các chất ô nhiễm nhẹ ảnh hưởng rất nhiều đến động vật phát quang sinh học, đặc biệt là những loài được tìm thấy trên đất liền. Việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng nhân tạo do các hoạt động của con người có thể làm gián đoạn thời gian và thay đổi địa điểm của những loài phát quang sinh học xuất hiện. Do vậy, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể phá vỡ cấu trúc sinh học ở hẻm núi Dismals, khiến hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên biến mất mãi mãi. Ảnh: Flickr.Đến hẻm núi Dismals, ngoài thực hiện chuyến tham quan vào ban đêm để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng của dismalite, du khách có thể ghé thăm cánh rừng nguyên sinh. Đây là địa điểm tuyệt vời để khám phá hang Phù thủy (Witches' Cave) và hang Đền (Temple Cave), nơi được người cổ đại sử dụng cho các nghi lễ linh thiêng và tụ họp cộng đồng cách ngày nay khoảng 10.000 năm. Ảnh: Pinterest.
Dismals Canyon là hẻm núi sa thạch nằm ở phía bắc tiểu bang Alabama, Mỹ. Điểm mốc Tự nhiên Quốc gia này nổi tiếng với những mảng rêu óng ánh và lối đi bằng đá như mê cung. Nhưng điều kỳ diệu của hẻm núi Dismals lại không thể nhìn thấy vào ban ngày. Khi Mặt Trời lặn, những con giun bé nhỏ được gọi là dismalite sẽ tỏa sáng với sự phát quang sinh học màu xanh lam. Ảnh: Dismals Canyon.
Giun phát sáng ở Dismals Canyon là giai đoạn ấu trùng của loài ruồi ăn nấm bản địa, đặc hữu tại Bắc Mỹ có tên Orfelia fultoni. Đây là họ hàng gần với giun phát sáng ở Australia và New Zealand, sống trong những hang động ẩm ướt và phủ đầy rêu xanh, nơi lý tưởng cho chúng tạo thành mạng lưới để bắt mồi. Dismalite phát ra ánh sáng xanh lam và xanh lục từ cả phần đầu và đuôi để thu hút con mồi, thường là muỗi vằn Alabama. Ảnh: Eric C. Maxwell.
Tại Dismals Canyon, số lượng dismalite đông nhất khi trứng ấu trùng nở vào hai thời điểm trong năm, cuối mùa xuân (giữa tháng 4 đến giữa tháng 5) và đầu mùa thu (giữa tháng 9 đến tháng 10). Khi ấy, chúng sẽ tạo nên màn trình diễn ánh sáng rực rỡ. Nhà sinh học Slappey-McCaffrey cho biết khí hậu ẩm ướt của hẻm núi sa thạch Dismals là điều kiện hoàn hảo cho sự sinh tồn của loài giun phát sáng. Ảnh: Great Vehicles News.
Nhưng không phải sinh vật phát quang sinh học nào cũng phát triển mạnh như loài giun phát sáng ở hẻm núi Dismals. Theo tạp chí Bảo tồn và Đa dạng Côn trùng tháng 3/2020, số lượng giun phát sáng đã giảm 3/4 trong giai đoạn 2001-2018 vì biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Hoàng gia London cho thấy ô nhiễm ánh sáng nhân tạo gây ảnh hưởng đến sự phát sáng của giun phát sáng cái. Ảnh: livingonthedirt.
Bên cạnh đó, các chất ô nhiễm nhẹ ảnh hưởng rất nhiều đến động vật phát quang sinh học, đặc biệt là những loài được tìm thấy trên đất liền. Việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng nhân tạo do các hoạt động của con người có thể làm gián đoạn thời gian và thay đổi địa điểm của những loài phát quang sinh học xuất hiện. Do vậy, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể phá vỡ cấu trúc sinh học ở hẻm núi Dismals, khiến hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên biến mất mãi mãi. Ảnh: Flickr.
Đến hẻm núi Dismals, ngoài thực hiện chuyến tham quan vào ban đêm để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng của dismalite, du khách có thể ghé thăm cánh rừng nguyên sinh. Đây là địa điểm tuyệt vời để khám phá hang Phù thủy (Witches' Cave) và hang Đền (Temple Cave), nơi được người cổ đại sử dụng cho các nghi lễ linh thiêng và tụ họp cộng đồng cách ngày nay khoảng 10.000 năm. Ảnh: Pinterest.