Đầu tiên là bảo vật hình máy bay được phát hiện trong một ngôi mộ cổ có niện đại 4000 năm ở Ấn Độ.Có nhiều suy đoán cho rằng đây là đồ vật xuyên không từ thế giới hiện đại vì chiếc máy bay đầu tiên được con người phát minh vào năm 1903. Thậm chí có người còn cho rằng mô hình máy bay này là sản phẩm của người ngoài hành tinh. (Ảnh minh họa)Bảo vật thứ 2 là chiếc thước cặp làm từ đồng xanh, được phát minh bởi kẻ phản loạn Vương Mãng, triều đại nhà Hán. Hiện tại, chiếc thước đồng này được lưu giữ trong Bảo tàng Dương Châu.Nếu như không nói đây là chiếc thước cặp của 2000 năm trước, người bình thường sẽ cho rằng đây là chiếc thước cặp được làm trong thời hiện đại.Thước cặp được sử dụng có thể đo chính xác chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể. Đừng đánh giá thấp chiếc thước cặp này.Người phương Tây đã sử dụng loại vật này hơn một nghìn năm sau. Chiếc thước cặp này cũng đóng một vai trò to lớn trong nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cổ đại.Bởi vì chiếc thước cặp này quá tiên tiến, nhiều người nghi ngờ rằng Vương Mãng có khả năng là một nhân vật “xuyên không”.Cuối cùng là chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc. Chiếc cốc này trông giống như một chiếc cốc bình thường được bày bán trong siêu thị. Nhưng thực chất đây là chiếc cốc pha lê có từ thời Chiến Quốc cách đây hơn 2.000 năm, mới được phát hiện vào tháng 10 năm 1990 từ làng Thạch Đường (Shitang), Hàng Châu.Chiếc cốc pha lê này cao 15,4cm, đường kính miệng 7,8cm và đường kính đáy cốc là 5,4cm, được làm từ loại pha lê có độ tinh khiết cao. Điều khiến các nhà khảo cổ học vô cùng thắc mắc là làm thế nào người cổ đại có thể đục rỗng lòng pha lê cứng như vậy.Hơn nữa, chiếc cốc pha lê miệng rộng đáy hẹp, họ làm sao có thể đưa tay xuống phần đáy nhỏ như vậy để mài và đánh bóng làm mịn phần đáy cốc trong điều kiện không có máy móc kỹ thuật ngày đó.Cổ vật văn hóa này quá giống với một chiếc cốc thời hiện đại. Khi mới khai quật, một số người cho rằng chiếc cốc này là do tên trộm mộ ném vào trong mộ cổ.Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không tìm thấy hố trộm trên khu mộ và cũng không thấy có dấu hiệu cổ vật bên trong mộ bị đưa ra ngoài. Sau nhiều lần kiểm tra, người ta xác định rằng chiếc cốc pha lê chắc chắn không phải là đồ vật hiện đại do bọn trộm mộ ném vào, sau đó các nhà khảo cổ học đã đưa nó vào Bảo tàng Hàng Châu để mọi người chiêm ngưỡng.>>>Xem thêm video:Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.
Đầu tiên là bảo vật hình máy bay được phát hiện trong một ngôi mộ cổ có niện đại 4000 năm ở Ấn Độ.
Có nhiều suy đoán cho rằng đây là đồ vật xuyên không từ thế giới hiện đại vì chiếc máy bay đầu tiên được con người phát minh vào năm 1903. Thậm chí có người còn cho rằng mô hình máy bay này là sản phẩm của người ngoài hành tinh. (Ảnh minh họa)
Bảo vật thứ 2 là chiếc thước cặp làm từ đồng xanh, được phát minh bởi kẻ phản loạn Vương Mãng, triều đại nhà Hán. Hiện tại, chiếc thước đồng này được lưu giữ trong Bảo tàng Dương Châu.
Nếu như không nói đây là chiếc thước cặp của 2000 năm trước, người bình thường sẽ cho rằng đây là chiếc thước cặp được làm trong thời hiện đại.
Thước cặp được sử dụng có thể đo chính xác chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể. Đừng đánh giá thấp chiếc thước cặp này.
Người phương Tây đã sử dụng loại vật này hơn một nghìn năm sau. Chiếc thước cặp này cũng đóng một vai trò to lớn trong nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Bởi vì chiếc thước cặp này quá tiên tiến, nhiều người nghi ngờ rằng Vương Mãng có khả năng là một nhân vật “xuyên không”.
Cuối cùng là chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc. Chiếc cốc này trông giống như một chiếc cốc bình thường được bày bán trong siêu thị. Nhưng thực chất đây là chiếc cốc pha lê có từ thời Chiến Quốc cách đây hơn 2.000 năm, mới được phát hiện vào tháng 10 năm 1990 từ làng Thạch Đường (Shitang), Hàng Châu.
Chiếc cốc pha lê này cao 15,4cm, đường kính miệng 7,8cm và đường kính đáy cốc là 5,4cm, được làm từ loại pha lê có độ tinh khiết cao. Điều khiến các nhà khảo cổ học vô cùng thắc mắc là làm thế nào người cổ đại có thể đục rỗng lòng pha lê cứng như vậy.
Hơn nữa, chiếc cốc pha lê miệng rộng đáy hẹp, họ làm sao có thể đưa tay xuống phần đáy nhỏ như vậy để mài và đánh bóng làm mịn phần đáy cốc trong điều kiện không có máy móc kỹ thuật ngày đó.
Cổ vật văn hóa này quá giống với một chiếc cốc thời hiện đại. Khi mới khai quật, một số người cho rằng chiếc cốc này là do tên trộm mộ ném vào trong mộ cổ.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không tìm thấy hố trộm trên khu mộ và cũng không thấy có dấu hiệu cổ vật bên trong mộ bị đưa ra ngoài. Sau nhiều lần kiểm tra, người ta xác định rằng chiếc cốc pha lê chắc chắn không phải là đồ vật hiện đại do bọn trộm mộ ném vào, sau đó các nhà khảo cổ học đã đưa nó vào Bảo tàng Hàng Châu để mọi người chiêm ngưỡng.