1. Thảm họa kép ở Nhật Bản (2011): Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu có cường độ 9,0 độ richter khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.Theo thống kê chính thức của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ.Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm họa nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD. 2. Trận tuyết lở Huascarán năm 1970: Vào ngày 31/5/1970, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã gây ra một trong những trận lở đất chết người nhất Peru, theo BBC.Trận động đất xảy ra cách Núi Huascarán, ngọn núi cao nhất Peru, khoảng 22 dặm (35 km). Sức mạnh của trận động đất đã gây ra những trận lở đất lớn chôn vùi các thị trấn xung quanh, đặc biệt là Yungay và Ranrahirca.Theo BBC, người ta ước tính rằng băng núi và đá xếp tầng đã đổ xuống Huascarán với tốc độ khoảng 160 km / h, bao gồm cả tảng đá nặng 772 tấn (700 tấn) đã đâm vào Ranrahirca. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, tổng cộng 70.000 người đã mất mạng. 3. Trận lụt miền Trung Trung Quốc năm 1931: Từ tháng 6-8/1931, các khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc bị ngập lụt, bao gồm các thành phố đông dân cư như Vũ Hán và Nam Kinh. Số người chết vì lũ lụt dao động trong khoảng 2-3,7 triệu người chết, tùy thuộc vào nguồn đưa tin.Từ năm 1928 đến năm 1930, Trung Quốc phải trải qua hạn hán kéo dài. Sau đó, mùa đông năm 1930 rất khắc nghiệt, tạo ra lượng băng tuyết đáng kể xung quanh các khu vực miền núi. Vào đầu năm 1931, băng tuyết bắt đầu tan chảy, chảy xuống hạ lưu sông Dương Tử và tạo nên lũ lụt. Khu vực này được sử dụng để tăng mực nước trong suốt mùa xuân, mùa hè và mùa thu, nhưng dòng chảy vẫn ổn định vào năm 1931.Vào ngày 25/8/1931, một con đê dọc theo Hồ Gaoyou bị vỡ. Lũ lụt bao phủ khoảng 180.000 km2. Lũ lụt đã phá hủy nhiều nhà ở và đất canh tác. Khoảng 15% lúa mì và lúa gạo đã bị phá hủy ở Thung lũng Dương Tử. Lũ lụt đã tác động đến nền kinh tế khi giá các mặt hàng thiết yếu tăng vọt. Ngày nay, trận động đất năm 1931 vẫn còn là điều ám ảnh đối với người dân Trung Quốc. 4. Núi lửa Tambora phun trào (1815): Trong suốt hàng thế kỷ, núi Tambora luôn xếp đầu tiên trong danh sách những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Đợt phun trào năm 1815 của núi lửa Tambora được coi là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử, không chỉ bởi sức công phá khủng khiếp mà còn vì những hậu quả để lại trong gần 1 năm.Ước tính 10.000 người đã thiệt mạng dưới dòng dung nham nóng bỏng. Cùng với đó là sự biến mất của một nền văn minh nhỏ xung quanh khu vực núi lửa phun trào. Những cột khói của Tambora lọt vào bầu khí quyển, tăng sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ Trái đất. Điều này khiến nhiều nơi không nhận đủ nhiệt, dẫn tới cả châu Âu chìm trong một "mùa đông núi lửa".Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là "năm không có mùa hè". Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.>>>Xem thêm video: Thương vong tăng nhanh sau vụ động đất ở Haiti (Nguồn: VTV24).
1. Thảm họa kép ở Nhật Bản (2011): Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu có cường độ 9,0 độ richter khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Theo thống kê chính thức của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ.
Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm họa nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD.
2. Trận tuyết lở Huascarán năm 1970: Vào ngày 31/5/1970, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã gây ra một trong những trận lở đất chết người nhất Peru, theo BBC.
Trận động đất xảy ra cách Núi Huascarán, ngọn núi cao nhất Peru, khoảng 22 dặm (35 km). Sức mạnh của trận động đất đã gây ra những trận lở đất lớn chôn vùi các thị trấn xung quanh, đặc biệt là Yungay và Ranrahirca.
Theo BBC, người ta ước tính rằng băng núi và đá xếp tầng đã đổ xuống Huascarán với tốc độ khoảng 160 km / h, bao gồm cả tảng đá nặng 772 tấn (700 tấn) đã đâm vào Ranrahirca. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, tổng cộng 70.000 người đã mất mạng.
3. Trận lụt miền Trung Trung Quốc năm 1931: Từ tháng 6-8/1931, các khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc bị ngập lụt, bao gồm các thành phố đông dân cư như Vũ Hán và Nam Kinh. Số người chết vì lũ lụt dao động trong khoảng 2-3,7 triệu người chết, tùy thuộc vào nguồn đưa tin.
Từ năm 1928 đến năm 1930, Trung Quốc phải trải qua hạn hán kéo dài. Sau đó, mùa đông năm 1930 rất khắc nghiệt, tạo ra lượng băng tuyết đáng kể xung quanh các khu vực miền núi. Vào đầu năm 1931, băng tuyết bắt đầu tan chảy, chảy xuống hạ lưu sông Dương Tử và tạo nên lũ lụt. Khu vực này được sử dụng để tăng mực nước trong suốt mùa xuân, mùa hè và mùa thu, nhưng dòng chảy vẫn ổn định vào năm 1931.
Vào ngày 25/8/1931, một con đê dọc theo Hồ Gaoyou bị vỡ. Lũ lụt bao phủ khoảng 180.000 km2. Lũ lụt đã phá hủy nhiều nhà ở và đất canh tác. Khoảng 15% lúa mì và lúa gạo đã bị phá hủy ở Thung lũng Dương Tử. Lũ lụt đã tác động đến nền kinh tế khi giá các mặt hàng thiết yếu tăng vọt. Ngày nay, trận động đất năm 1931 vẫn còn là điều ám ảnh đối với người dân Trung Quốc.
4. Núi lửa Tambora phun trào (1815): Trong suốt hàng thế kỷ, núi Tambora luôn xếp đầu tiên trong danh sách những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Đợt phun trào năm 1815 của núi lửa Tambora được coi là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử, không chỉ bởi sức công phá khủng khiếp mà còn vì những hậu quả để lại trong gần 1 năm.
Ước tính 10.000 người đã thiệt mạng dưới dòng dung nham nóng bỏng. Cùng với đó là sự biến mất của một nền văn minh nhỏ xung quanh khu vực núi lửa phun trào. Những cột khói của Tambora lọt vào bầu khí quyển, tăng sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ Trái đất. Điều này khiến nhiều nơi không nhận đủ nhiệt, dẫn tới cả châu Âu chìm trong một "mùa đông núi lửa".
Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là "năm không có mùa hè". Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.
>>>Xem thêm video: Thương vong tăng nhanh sau vụ động đất ở Haiti (Nguồn: VTV24).