Ngày 5/12/1952, khi thủ đô London chật kín người mua sắm chuẩn bị đón Giáng sinh và năm mới, màn sương mù khói dày đặc xuất hiện làm hạn chế tầm nhìn chỉ còn 10m.Ở khu vực Isle of Dogs, sương mù dày đặc đến nỗi người ta không thể nhìn thấy chân mình. Đặc biệt là khói mù có mùi kinh khủng, một số người mô tả mùi của nó giống như mùi trứng thối.Mọi người không quá chú ý vì nghĩ chỉ là thời tiết xấu và mùi hôi sẽ trôi qua nhanh. Nhưng không phải vậy, sáng 6/12, London thức dậy với sương khói càng đậm và mùi còn kinh khủng hơn.Ngày 7/12, sương khói dày đặc, không khí trở nên nặng nề hơn, rất khó thở khi ở ngoài trời. Những người có vấn đề về phổi đã phải đến bệnh viện vì khó thở hoặc bị những cơn ho kéo dài."Màn sương mù chết chóc" làm áp suất tăng cao, gây ra đảo nhiệt: không khí ở độ cao 300 m bỗng ấm hơn cả không khí ở mặt đất. Cũng không có bất kỳ một cơn gió nhẹ nào thổi đến để "làm loãng" bớt luồng khói bụi này.Trong vòng 5 ngày, nó gần như làm tê liệt mọi phương tiện giao thông, ngoại trừ tàu điện ngầm. Giữa ban ngày, xe ô tô vẫn phải bật đèn pha, căng mắt để chạy qua màn sương mù mịt. Những ai không chịu nổi cảnh này phải bỏ luôn xe ở ngoài đường. Và khi về đến nhà, mặt mũi họ lấm lem không khác gì những anh thợ mỏ.Chính quyền khuyên các bậc phụ huynh cho con em nghỉ học để tránh lạc đường. Trộm cướp được dịp hoành hành. Chim chóc không thấy đường nên đâm sầm vào các tòa nhà mà chết. Người chăn nuôi thì tự chế mặt nạ chống độc cho gia súc của mình bằng cách ngâm bao tải vào rượu whisky.Không chỉ gây náo loạn London, màn sương này còn khiến một lượng không nhỏ dân chúng thiệt mạng, đặc biệt là ở người già, trẻ sơ sinh hay những người có vấn đề về đường hô hấp và tim mạch.Số người chết vì viêm phế quản và viêm phổi tăng hơn 7 lần. Tỉ lệ tử vong ở vùng East End thì tăng gấp 9 lần. Ước tính ban đầu có 4.000 trẻ mới sinh phải lìa đời vì tác hại của màn sương và con số này vẫn không ngừng tăng.Theo một vài chuyên gia, con số người thiệt mạng ước tính phải lên tới 12.000 người. Sau đó các nhà nghiên cứu đã xác định chính xác quá trình hóa học kết hợp với sương mù tự nhiên như kết quả của việc đốt than... đã tạo ra 1 đám mây axit giết người.Cụ thể, chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên là "kẻ giết người" thầm lặng ở London ngày ấy. Tác dụng tổng hợp của khí sulfuro trong sương và bụi trong không khí đã hình thành sương mù dày đặc này.Bụi chủ yếu xuất phát từ hạt bụi của khói than, các thành phần như khí sulfuro trong không khí, oxit silic, oxit nhôm có thể tạo nên những giọt sương, xúc tác khí sulfuro trong không khí, tạo phản ứng oxy hóa thành SO3, hình thành "sương mù axit sulfuric" nguy hại cho sức khỏe con người.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Ngày 5/12/1952, khi thủ đô London chật kín người mua sắm chuẩn bị đón Giáng sinh và năm mới, màn sương mù khói dày đặc xuất hiện làm hạn chế tầm nhìn chỉ còn 10m.
Ở khu vực Isle of Dogs, sương mù dày đặc đến nỗi người ta không thể nhìn thấy chân mình. Đặc biệt là khói mù có mùi kinh khủng, một số người mô tả mùi của nó giống như mùi trứng thối.
Mọi người không quá chú ý vì nghĩ chỉ là thời tiết xấu và mùi hôi sẽ trôi qua nhanh. Nhưng không phải vậy, sáng 6/12, London thức dậy với sương khói càng đậm và mùi còn kinh khủng hơn.
Ngày 7/12, sương khói dày đặc, không khí trở nên nặng nề hơn, rất khó thở khi ở ngoài trời. Những người có vấn đề về phổi đã phải đến bệnh viện vì khó thở hoặc bị những cơn ho kéo dài.
"Màn sương mù chết chóc" làm áp suất tăng cao, gây ra đảo nhiệt: không khí ở độ cao 300 m bỗng ấm hơn cả không khí ở mặt đất. Cũng không có bất kỳ một cơn gió nhẹ nào thổi đến để "làm loãng" bớt luồng khói bụi này.
Trong vòng 5 ngày, nó gần như làm tê liệt mọi phương tiện giao thông, ngoại trừ tàu điện ngầm. Giữa ban ngày, xe ô tô vẫn phải bật đèn pha, căng mắt để chạy qua màn sương mù mịt. Những ai không chịu nổi cảnh này phải bỏ luôn xe ở ngoài đường. Và khi về đến nhà, mặt mũi họ lấm lem không khác gì những anh thợ mỏ.
Chính quyền khuyên các bậc phụ huynh cho con em nghỉ học để tránh lạc đường. Trộm cướp được dịp hoành hành. Chim chóc không thấy đường nên đâm sầm vào các tòa nhà mà chết. Người chăn nuôi thì tự chế mặt nạ chống độc cho gia súc của mình bằng cách ngâm bao tải vào rượu whisky.
Không chỉ gây náo loạn London, màn sương này còn khiến một lượng không nhỏ dân chúng thiệt mạng, đặc biệt là ở người già, trẻ sơ sinh hay những người có vấn đề về đường hô hấp và tim mạch.
Số người chết vì viêm phế quản và viêm phổi tăng hơn 7 lần. Tỉ lệ tử vong ở vùng East End thì tăng gấp 9 lần. Ước tính ban đầu có 4.000 trẻ mới sinh phải lìa đời vì tác hại của màn sương và con số này vẫn không ngừng tăng.
Theo một vài chuyên gia, con số người thiệt mạng ước tính phải lên tới 12.000 người. Sau đó các nhà nghiên cứu đã xác định chính xác quá trình hóa học kết hợp với sương mù tự nhiên như kết quả của việc đốt than... đã tạo ra 1 đám mây axit giết người.
Cụ thể, chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên là "kẻ giết người" thầm lặng ở London ngày ấy. Tác dụng tổng hợp của khí sulfuro trong sương và bụi trong không khí đã hình thành sương mù dày đặc này.