“Hầm thần” (Thanh Liêm, Hà Nam): Tương truyền, "hầm thần của" là nơi chôn giấu vàng và kho báu của người phương Bắc. Chủ nhân của kho báu này đã yểm bùa rất kỹ để không ai có thể xâm nhập khu vực này. Nhiều người đã lên đây đào bới, thử tìm kiếm vận may. Song, chỉ cần đào vào đến độ sâu chừng 3m, nhiều người chợt cảm thấy ớn lạnh và khó thở. Càng vào sâu bên trong thì cảm giác này càng gia tăng vì thế mà chưa một ai dám theo đến tận cùng hầm ngầm.Kho báu dưới giếng thiêng (huyện Lục Nam, Bắc Giang): Xung quanh kho báu này đã xuất hiện nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc hoang đường như những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích bí ẩn. Trong một lần nạo vét giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn trong lòng giếng có một con chó đá, ở cổ có đeo vòng Tràng Hạt và một cái chuông.Điều ly kỳ của giếng là bơm mãi không cạn, cát trong giếng được cho là vàng sa khoáng. Rất nhiều người dùng máy dò đến tìm kho báu nhưng chỉ tìm được những đồng tiền cổ. Theo lời người làng, những người đụng chạm đến giếng với ý đồ tìm kho báu đều có chung một kết cục là làm ăn thất bát, con cái đau ốm, gia đình lục đục.Kho vàng Hời (Khánh Hòa): Chùa Hoa Tiên ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa được cho là nơi chôn giấu “kho vàng Hời”. Lời kể từ xa xưa truyền lại rằng, đó là một kho báu của quý tộc Chăm gồm vô số tượng vàng, ngọc ngà. Kho báu được canh giữ bởi những trinh nữ bị chôn sống nhằm trấn giữ kho vàng.Vào ban đêm, dân trong vùng thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển quanh gốc cây thần và khuôn viên chùa. Hiện tượng này được gọi là "vàng đi ăn". Có người cho rằng, những luồng sáng đó là hồn của những trinh nữ bị chôn sống...Vì những câu chuyện nhuốm màu ma quái mà không có người nào cả gan xâm phạm đến gốc cây thiêng cùng kho báu của chùa Hoa Tiên.Chiếc hộp vàng ròng (Quảng Ninh): Được phát hiện vào năm 2012 ở Trại Lốc bởi nhà sư Thích Quảng Hiển dựa theo một giấc mơ lạ. Các chi tiết chạm khắc trên chiếc hộp có niên đại thời Trần này đều toát nên nét tinh tế, tài hoa.Có người cho rằng, thời Trần đã chôn giấu báu vật dưới lòng đất. Nhưng ý kiến khác cho rằng, người Tàu đã đào trộm các kho báu của nhà Trần rồi cất giấu dưới lòng đất. Hoặc, người Tàu đã đúc vàng hóa trang thành những vật dụng bình thường để vận chuyển về nước hồi thập kỷ 80. Song chiếc hộp vàng vô tình rơi lại và vị nhà sư đã có duyên lượm lại được.Kho báu đồng trinh (Hà Nội): Theo lời kể của người dân xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội), khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh thua chạy về nước, tướng giặc không nỡ bỏ đi số vàng bạc khổng lồ vơ vét được, định đem về nước. Nhưng nhóm tàn quân không dám đem theo đành nghĩ ra cách chôn và trấn yểm bằng cách chôn sống một cô gái đồng trinh để làm thần giữ của.Lại có lời đồn đại khác rằng, 700 năm trước có một người Tàu qua đây làm ăn, buôn bán rồi trở nên giàu có. Sau đó ít lâu, người này buộc phải trở về nước, để lại cơ nghiệp và một đống châu báu mà không đành lòng. Ông chọn ra cái hang có bốn tảng đá tạo thành kéo dài vào núi Vân Côn để chôn giấu của cải. Chắc ăn hơn, họ tìm cách bắt một thiếu nữ đẹp chôn sống, trấn yểm để làm thần giữ của.Mời quý độc giả xem thêm video: Mục sở thị “núi kho báu” chất đầy vàng, đá quý của Nga
“Hầm thần” (Thanh Liêm, Hà Nam): Tương truyền, "hầm thần của" là nơi chôn giấu vàng và kho báu của người phương Bắc. Chủ nhân của kho báu này đã yểm bùa rất kỹ để không ai có thể xâm nhập khu vực này.
Nhiều người đã lên đây đào bới, thử tìm kiếm vận may. Song, chỉ cần đào vào đến độ sâu chừng 3m, nhiều người chợt cảm thấy ớn lạnh và khó thở. Càng vào sâu bên trong thì cảm giác này càng gia tăng vì thế mà chưa một ai dám theo đến tận cùng hầm ngầm.
Kho báu dưới giếng thiêng (huyện Lục Nam, Bắc Giang): Xung quanh kho báu này đã xuất hiện nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc hoang đường như những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích bí ẩn. Trong một lần nạo vét giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn trong lòng giếng có một con chó đá, ở cổ có đeo vòng Tràng Hạt và một cái chuông.
Điều ly kỳ của giếng là bơm mãi không cạn, cát trong giếng được cho là vàng sa khoáng. Rất nhiều người dùng máy dò đến tìm kho báu nhưng chỉ tìm được những đồng tiền cổ. Theo lời người làng, những người đụng chạm đến giếng với ý đồ tìm kho báu đều có chung một kết cục là làm ăn thất bát, con cái đau ốm, gia đình lục đục.
Kho vàng Hời (Khánh Hòa): Chùa Hoa Tiên ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa được cho là nơi chôn giấu “kho vàng Hời”. Lời kể từ xa xưa truyền lại rằng, đó là một kho báu của quý tộc Chăm gồm vô số tượng vàng, ngọc ngà. Kho báu được canh giữ bởi những trinh nữ bị chôn sống nhằm trấn giữ kho vàng.
Vào ban đêm, dân trong vùng thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển quanh gốc cây thần và khuôn viên chùa. Hiện tượng này được gọi là "vàng đi ăn". Có người cho rằng, những luồng sáng đó là hồn của những trinh nữ bị chôn sống...Vì những câu chuyện nhuốm màu ma quái mà không có người nào cả gan xâm phạm đến gốc cây thiêng cùng kho báu của chùa Hoa Tiên.
Chiếc hộp vàng ròng (Quảng Ninh): Được phát hiện vào năm 2012 ở Trại Lốc bởi nhà sư Thích Quảng Hiển dựa theo một giấc mơ lạ. Các chi tiết chạm khắc trên chiếc hộp có niên đại thời Trần này đều toát nên nét tinh tế, tài hoa.
Có người cho rằng, thời Trần đã chôn giấu báu vật dưới lòng đất. Nhưng ý kiến khác cho rằng, người Tàu đã đào trộm các kho báu của nhà Trần rồi cất giấu dưới lòng đất. Hoặc, người Tàu đã đúc vàng hóa trang thành những vật dụng bình thường để vận chuyển về nước hồi thập kỷ 80. Song chiếc hộp vàng vô tình rơi lại và vị nhà sư đã có duyên lượm lại được.
Kho báu đồng trinh (Hà Nội): Theo lời kể của người dân xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội), khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh thua chạy về nước, tướng giặc không nỡ bỏ đi số vàng bạc khổng lồ vơ vét được, định đem về nước. Nhưng nhóm tàn quân không dám đem theo đành nghĩ ra cách chôn và trấn yểm bằng cách chôn sống một cô gái đồng trinh để làm thần giữ của.
Lại có lời đồn đại khác rằng, 700 năm trước có một người Tàu qua đây làm ăn, buôn bán rồi trở nên giàu có. Sau đó ít lâu, người này buộc phải trở về nước, để lại cơ nghiệp và một đống châu báu mà không đành lòng. Ông chọn ra cái hang có bốn tảng đá tạo thành kéo dài vào núi Vân Côn để chôn giấu của cải. Chắc ăn hơn, họ tìm cách bắt một thiếu nữ đẹp chôn sống, trấn yểm để làm thần giữ của.
Mời quý độc giả xem thêm video: Mục sở thị “núi kho báu” chất đầy vàng, đá quý của Nga