Pavlopetri được cho là thành phố nằm dưới nước lâu đời nhất trong lịch sử. Thành phố cổ xưa này bị lũ lụt nhấn chìm cách đây gần 5.000 năm. Vào năm 1967, các chuyên gia và thợ lặn đã tìm thích tàn tích của thành phố này ở độ sâu 4m bên bờ biển của khu vực lịch sử Lakonia thuộc bán đảo Peloponnese.Theo các chuyên gia, dù thành phố cổ Pavlopetri "ngủ vùi" dưới nước nhiều năm nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn với các đường phố, tòa nhà, khu vườn, lăng mộ...Ngày nay, thành phố cổ Pavlopetri là một trong những địa điểm khảo cổ có giá trị lớn. Giới chuyên gia tiến hành nhiều nghiên cứu sâu nhằm giải mã bí ẩn về cuộc sống của người dân ở Pavlopetri trước khi bị "xóa sổ".Trong cuộc chiến Peloponnesian kéo dài gần 30 năm trong thế kỷ V trước Công nguyên giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, thành phố cổ Pheia bị người Hy Lạp chiếm giữ. Theo đó, đế chế Hy Lạp còn sử dụng Pheia làm hậu phương cung cấp khí tài quân sự cho cuộc chiến với kẻ thù.Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, một trận động đất xảy ra ở khu vực dọc theo bờ biển phía tây Hy Lạp. Hậu quả là một phần thành phố Pheia chìm xuống biển Địa Trung Hải.Phải tới năm 1911, một nhóm khảo cổ tìm thấy những tàn tích của thành phố cổ Pheia. Kể từ đây, họ tiến hành các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về thành phố cổ xưa này.Thành phố cổ Rungholt nằm trên đảo Strand ở Biển Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong một trận bão khủng khiếp vào đầu những năm 1600. Do hòn đảo gần như bị nhấn chìm hoàn toàn xuống đáy biển nên việc tìm kiếm Rungholt không hề dễ dàng.Trong suốt nhiều thế kỷ, các chuyên gia nỗ lực tìm kiếm vị trí của thành phố cổ Rungholt ở Biển Bắc.Khoảng 700 năm sau khi Rungholt biến mất, các thợ lặn tìm thấy tàn tích của thành phố cổ ở dưới đáy biển.Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.
Pavlopetri được cho là thành phố nằm dưới nước lâu đời nhất trong lịch sử. Thành phố cổ xưa này bị lũ lụt nhấn chìm cách đây gần 5.000 năm. Vào năm 1967, các chuyên gia và thợ lặn đã tìm thích tàn tích của thành phố này ở độ sâu 4m bên bờ biển của khu vực lịch sử Lakonia thuộc bán đảo Peloponnese.
Theo các chuyên gia, dù thành phố cổ Pavlopetri "ngủ vùi" dưới nước nhiều năm nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn với các đường phố, tòa nhà, khu vườn, lăng mộ...
Ngày nay, thành phố cổ Pavlopetri là một trong những địa điểm khảo cổ có giá trị lớn. Giới chuyên gia tiến hành nhiều nghiên cứu sâu nhằm giải mã bí ẩn về cuộc sống của người dân ở Pavlopetri trước khi bị "xóa sổ".
Trong cuộc chiến Peloponnesian kéo dài gần 30 năm trong thế kỷ V trước Công nguyên giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, thành phố cổ Pheia bị người Hy Lạp chiếm giữ. Theo đó, đế chế Hy Lạp còn sử dụng Pheia làm hậu phương cung cấp khí tài quân sự cho cuộc chiến với kẻ thù.
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, một trận động đất xảy ra ở khu vực dọc theo bờ biển phía tây Hy Lạp. Hậu quả là một phần thành phố Pheia chìm xuống biển Địa Trung Hải.
Phải tới năm 1911, một nhóm khảo cổ tìm thấy những tàn tích của thành phố cổ Pheia. Kể từ đây, họ tiến hành các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về thành phố cổ xưa này.
Thành phố cổ Rungholt nằm trên đảo Strand ở Biển Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong một trận bão khủng khiếp vào đầu những năm 1600. Do hòn đảo gần như bị nhấn chìm hoàn toàn xuống đáy biển nên việc tìm kiếm Rungholt không hề dễ dàng.
Trong suốt nhiều thế kỷ, các chuyên gia nỗ lực tìm kiếm vị trí của thành phố cổ Rungholt ở Biển Bắc.
Khoảng 700 năm sau khi Rungholt biến mất, các thợ lặn tìm thấy tàn tích của thành phố cổ ở dưới đáy biển.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.