1. Dallol, Ethiopia: Nằm cách thủ đô của Ethiopia 483km và được công nhận là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ở Dallol thường xuyên cao trên 38 độ C và đỉnh điểm là gần 63 độ C.Bạn chỉ cần đứng yên một chỗ trong vài phút, đôi giày của bạn có thể bị chảy vì sức nóng quá lớn. Sở dĩ, Dallol nóng như vậy là do nơi này nằm trên một ngọn núi lửa đang hoạt động. Với nhiệt độ cao như vậy, Dallol trở thành một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất thế giới.Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy, tưởng chừng Dallol sẽ không có một bóng người nhưng trái lại, người Afar lại chơi Dallol làm nơi sinh sống. Để có thể thích ứng với cái nóng ở Dallol, người Afar đã tạo ra 1 loại sơn đặc biệt có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời. Họ chờ tới khi ban đêm, trời mát hơn sẽ di chuyển quanh vùng để thu thập muốn.Người Afar thường dùng sữa bò, sữa dê để bổ sung các chất điện giải và chống mất nước.2. Thung lũng Khô Dry Valleys: Nơi khô hạn nhất hành tinh không phải là sa mạc Sahara mà là Thung lũng Khô Dry Valleys ở Nam cực khi mà nơi này đã không có mưa trong suốt 2 triệu năm.Thung lũng Khô nằm ở 4.053 mét so với mực nước biển. Không khí ở đây khô tới nỗi hầu như không có cả tuyết rơi. Địa danh này cũng được cho là nơi yên tĩnh nhất thế giới.3. Thung lũng Chết: Nằm trên sa mạc Mojave ở bang California, Thung lũng Chết là địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ trung bình cao tới nỗi các du khách thường chiên trứng trên mặt đất.Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt nóng nhất từng đo được không phải ở Thung lũng Chết mà là ở sa mạc Dascht-e Lut của Iran. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại sa mạc này năm 2005 là 70,7 độ C.Thời tiết khắc nghiệt như vậy khiến những chú chim di cư thường xuyên chết và rơi từ trời xuống.4. La Oroya, Peru: Đây là nơi tập trung các hoạt động luyện kim thuộc sở hữu của Doe Run Peru, chủ nhân chính của thành phố. Họ sản xuất các kim loại như vàng, bạc, bismuth và cadmium. Vào năm 2007, La Oroya được Viện Công nghiệp Blacksmith Institute xác nhận là một trong những nơi ô nhiễm nhất hành tinh.Đối với khoảng 25.000 cư dân tại đây, cuộc sống thực sự khủng khiếp vì hàm lượng asen, chì và lưu huỳnh dioxide trong không khí luôn ở mức cao. Không chỉ vậy, mưa axit còn phá huỷ hết thảm thực vật bao quanh khu vực.5. Đảo Bouvet là nơi cô lập nhất trên Trái Đất. Hòn đảo nào nằm ở Nam Đại Tây Dương và thuộc lãnh thổ của Na Uy. Sở dĩ là nơi cô lập nhất thế gian bởi địa điểm này cách xa đất liền với điểm đất liền gần hòn đảo này nhất là Queen Maud Land ở Nam Cực với khoảng cách 1.160 km.>>>Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.
1. Dallol, Ethiopia: Nằm cách thủ đô của Ethiopia 483km và được công nhận là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ở Dallol thường xuyên cao trên 38 độ C và đỉnh điểm là gần 63 độ C.
Bạn chỉ cần đứng yên một chỗ trong vài phút, đôi giày của bạn có thể bị chảy vì sức nóng quá lớn. Sở dĩ, Dallol nóng như vậy là do nơi này nằm trên một ngọn núi lửa đang hoạt động. Với nhiệt độ cao như vậy, Dallol trở thành một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất thế giới.
Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy, tưởng chừng Dallol sẽ không có một bóng người nhưng trái lại, người Afar lại chơi Dallol làm nơi sinh sống. Để có thể thích ứng với cái nóng ở Dallol, người Afar đã tạo ra 1 loại sơn đặc biệt có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời. Họ chờ tới khi ban đêm, trời mát hơn sẽ di chuyển quanh vùng để thu thập muốn.
Người Afar thường dùng sữa bò, sữa dê để bổ sung các chất điện giải và chống mất nước.
2. Thung lũng Khô Dry Valleys: Nơi khô hạn nhất hành tinh không phải là sa mạc Sahara mà là Thung lũng Khô Dry Valleys ở Nam cực khi mà nơi này đã không có mưa trong suốt 2 triệu năm.
Thung lũng Khô nằm ở 4.053 mét so với mực nước biển. Không khí ở đây khô tới nỗi hầu như không có cả tuyết rơi. Địa danh này cũng được cho là nơi yên tĩnh nhất thế giới.
3. Thung lũng Chết: Nằm trên sa mạc Mojave ở bang California, Thung lũng Chết là địa điểm nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ trung bình cao tới nỗi các du khách thường chiên trứng trên mặt đất.
Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt nóng nhất từng đo được không phải ở Thung lũng Chết mà là ở sa mạc Dascht-e Lut của Iran. Một vệ tinh của NASA đã đo được nhiệt độ tại sa mạc này năm 2005 là 70,7 độ C.
Thời tiết khắc nghiệt như vậy khiến những chú chim di cư thường xuyên chết và rơi từ trời xuống.
4. La Oroya, Peru: Đây là nơi tập trung các hoạt động luyện kim thuộc sở hữu của Doe Run Peru, chủ nhân chính của thành phố. Họ sản xuất các kim loại như vàng, bạc, bismuth và cadmium. Vào năm 2007, La Oroya được Viện Công nghiệp Blacksmith Institute xác nhận là một trong những nơi ô nhiễm nhất hành tinh.
Đối với khoảng 25.000 cư dân tại đây, cuộc sống thực sự khủng khiếp vì hàm lượng asen, chì và lưu huỳnh dioxide trong không khí luôn ở mức cao. Không chỉ vậy, mưa axit còn phá huỷ hết thảm thực vật bao quanh khu vực.
5. Đảo Bouvet là nơi cô lập nhất trên Trái Đất. Hòn đảo nào nằm ở Nam Đại Tây Dương và thuộc lãnh thổ của Na Uy. Sở dĩ là nơi cô lập nhất thế gian bởi địa điểm này cách xa đất liền với điểm đất liền gần hòn đảo này nhất là Queen Maud Land ở Nam Cực với khoảng cách 1.160 km.