1. Khả năng nhìn bằng tai: Những người khiếm thính có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh. Đây là một trong những siêu năng lực của con người mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải.Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt. 2. Bộ não của bạn sản xuất đủ điện để thắp sáng một bóng đèn nhỏ: Bộ não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh. Khi chúng ta di chuyển, nhìn, suy nghĩ, mơ hoặc cười cũng là khi các tín hiệu điện và hóa chất đang chạy đua giữa hàng tỷ tế bào thần kinh trên xa lộ thần kinh này.Vì vậy, mặc dù một tế bào thần kinh tạo ra một lượng điện rất nhỏ, nhưng tất cả chúng gộp lại cùng lúc có thể tạo ra đủ điện để thắp sáng một bóng đèn có công suất thấp. 3. Chúng ta có thể bế được người nhưng lại khó mà bê được tảng đá cùng khối lượng: Bạn có thể bế được một em bé nặng 15kg nhưng lại không thể nâng 1 tảng đá có cùng khối lượng.Nguyên nhân là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn. 4. Người Tây Tạng cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường: Người Sherpa ở Nepal và Tây Tạng thường làm hướng dẫn viên cho những du khách muốn chinh phục đỉnh Everest. Cơ thể họ có những đặc điểm cho phép họ sống ở độ cao 4 km so với mực nước biển.Sau khi nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học nhận thấy 87% người Tây Tạng mang gene EPAS1 đặc biệt, cho phép họ cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường.Thông thường, khi một người lên đến độ cao 3 km, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ tăng lên. Gene EPAS1 hạn chế mức độ tăng của nồng độ hemoglobin, nhờ đó ngăn chặn những vấn đề về tim mà người khác thường mắc phải.Theo các nhà nghiên cứu, người Tây Tạng kế thừa khả năng đặc biệt từ người Denisova đã tuyệt chủng. Người Denisova từng tồn tại xung quanh khu vực mà người Tây Tạng sinh sống.Các nhà khoa học cũng tìm thấy gen EPAS1 trong các hóa thạch của họ. Ngày nay, người Tây Tạng (cùng với một số người sống trên các đảo thuộc Thái Bình Dương) dường như là tộc người duy nhất mang gene EPAS1.Mời quý độc giả xem video: Trái Đất được hình thành như thế nào. Nguồn: Youtube.
1. Khả năng nhìn bằng tai: Những người khiếm thính có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh. Đây là một trong những siêu năng lực của con người mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải.
Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.
Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt.
2. Bộ não của bạn sản xuất đủ điện để thắp sáng một bóng đèn nhỏ: Bộ não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh. Khi chúng ta di chuyển, nhìn, suy nghĩ, mơ hoặc cười cũng là khi các tín hiệu điện và hóa chất đang chạy đua giữa hàng tỷ tế bào thần kinh trên xa lộ thần kinh này.
Vì vậy, mặc dù một tế bào thần kinh tạo ra một lượng điện rất nhỏ, nhưng tất cả chúng gộp lại cùng lúc có thể tạo ra đủ điện để thắp sáng một bóng đèn có công suất thấp.
3. Chúng ta có thể bế được người nhưng lại khó mà bê được tảng đá cùng khối lượng: Bạn có thể bế được một em bé nặng 15kg nhưng lại không thể nâng 1 tảng đá có cùng khối lượng.
Nguyên nhân là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn.
4. Người Tây Tạng cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường: Người Sherpa ở Nepal và Tây Tạng thường làm hướng dẫn viên cho những du khách muốn chinh phục đỉnh Everest. Cơ thể họ có những đặc điểm cho phép họ sống ở độ cao 4 km so với mực nước biển.
Sau khi nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học nhận thấy 87% người Tây Tạng mang gene EPAS1 đặc biệt, cho phép họ cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường.
Thông thường, khi một người lên đến độ cao 3 km, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ tăng lên. Gene EPAS1 hạn chế mức độ tăng của nồng độ hemoglobin, nhờ đó ngăn chặn những vấn đề về tim mà người khác thường mắc phải.
Theo các nhà nghiên cứu, người Tây Tạng kế thừa khả năng đặc biệt từ người Denisova đã tuyệt chủng. Người Denisova từng tồn tại xung quanh khu vực mà người Tây Tạng sinh sống.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy gen EPAS1 trong các hóa thạch của họ. Ngày nay, người Tây Tạng (cùng với một số người sống trên các đảo thuộc Thái Bình Dương) dường như là tộc người duy nhất mang gene EPAS1.