Bạch đàn (Eucalyptus) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc, du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 1950. Loài cây tưởng chừng như không có gì đặc biệt này lại ẩn chứa một bí mật hết sức thú vị.Năm 2013, giới khoa học ở Úc đã công bố một phát hiện gây sốc về loài cây này, đó là trên lá cây bạch đàn có chứa vàng.Tất nhiên, chẳng có loại cây nào tự nhiên trổ ra vàng. Sở dĩ bạch đàn có khả năng đặc biệt này là nhờ bộ rễ của nó: rễ cọc, có thể cắm sâu tới 40m để tìm nước khi sinh trưởng trong những khu vực khô hạn.Nói cách khác, bộ rễ cọc đó hoạt động giống như một máy bơm nước. Nếu rễ chạm đến nguồn nước ngầm gần các mỏ vàng, nó sẽ hút được cả tinh thể vàng lên.Tuy nhiên, vàng chỉ có lợi cho con người còn với đời sống của cây xanh, vàng không phải là một kim loại cực độc hại. Chính vì thế, cây có cơ chế dồn vàng lên các đầu mút của cây, như lá cây, để giảm thiểu phản ứng sinh hoá độc hại.Các chuyên gia đã thử nghiệm trồng bạch đàn trong đất có chứa tinh thể vàng đồng thời so sánh các lá cây bạch đàn mọc gần một mỏ vàng phía Tây Úc, với những cây mọc cách đó 800m.Kết quả là bên trong lá cây có chứa tinh thể vàng với kích cỡ khoảng 8 micromet. Trong khi bạch đàn là một loài cây cực phổ biến tại Việt Nam, liệu đây có phải một tin vui?Đáng buồn là, ngay cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng... 46 phần tỉ, tức là khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá.Dù có vặt trụi 500 lá cây bạch đàn, số vàng thu được vừa vặn để tạo ra một chiếc nhẫn nhỏ.Thực tế, ngoài việc biết ''trổ ra vàng'', bạch đàn có ích hơn chúng ta tưởng. Những cây bạch đàn có thân gỗ to và trồng trên 10 năm sẽ được khai thác dùng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất giấy, bột giấy; dùng để đóng các đồ dùng như bàn, ghế.Trong khi, tinh dầu trong lá của cây bạch đàn có dược tính cao giúp điều trị các bệnh: Ho, chữa ghẻ, phòng chống bệnh tiểu đường, viêm tai, hôi nách…Lượng tinh dầu này còn được dùng trong các mỹ phẩm dành cho phái đẹp.
Khám phá vườn ươm các giống cây độc, lạ nhất miền Bắc | VTC16
Bạch đàn (Eucalyptus) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc, du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 1950. Loài cây tưởng chừng như không có gì đặc biệt này lại ẩn chứa một bí mật hết sức thú vị.
Năm 2013, giới khoa học ở Úc đã công bố một phát hiện gây sốc về loài cây này, đó là trên lá cây bạch đàn có chứa vàng.
Tất nhiên, chẳng có loại cây nào tự nhiên trổ ra vàng. Sở dĩ bạch đàn có khả năng đặc biệt này là nhờ bộ rễ của nó: rễ cọc, có thể cắm sâu tới 40m để tìm nước khi sinh trưởng trong những khu vực khô hạn.
Nói cách khác, bộ rễ cọc đó hoạt động giống như một máy bơm nước. Nếu rễ chạm đến nguồn nước ngầm gần các mỏ vàng, nó sẽ hút được cả tinh thể vàng lên.
Tuy nhiên, vàng chỉ có lợi cho con người còn với đời sống của cây xanh, vàng không phải là một kim loại cực độc hại. Chính vì thế, cây có cơ chế dồn vàng lên các đầu mút của cây, như lá cây, để giảm thiểu phản ứng sinh hoá độc hại.
Các chuyên gia đã thử nghiệm trồng bạch đàn trong đất có chứa tinh thể vàng đồng thời so sánh các lá cây bạch đàn mọc gần một mỏ vàng phía Tây Úc, với những cây mọc cách đó 800m.
Kết quả là bên trong lá cây có chứa tinh thể vàng với kích cỡ khoảng 8 micromet. Trong khi bạch đàn là một loài cây cực phổ biến tại Việt Nam, liệu đây có phải một tin vui?
Đáng buồn là, ngay cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng... 46 phần tỉ, tức là khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá.
Dù có vặt trụi 500 lá cây bạch đàn, số vàng thu được vừa vặn để tạo ra một chiếc nhẫn nhỏ.
Thực tế, ngoài việc biết ''trổ ra vàng'', bạch đàn có ích hơn chúng ta tưởng. Những cây bạch đàn có thân gỗ to và trồng trên 10 năm sẽ được khai thác dùng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất giấy, bột giấy; dùng để đóng các đồ dùng như bàn, ghế.
Trong khi, tinh dầu trong lá của cây bạch đàn có dược tính cao giúp điều trị các bệnh: Ho, chữa ghẻ, phòng chống bệnh tiểu đường, viêm tai, hôi nách…
Lượng tinh dầu này còn được dùng trong các mỹ phẩm dành cho phái đẹp.
Khám phá vườn ươm các giống cây độc, lạ nhất miền Bắc | VTC16