Những năm 50 là một thời kỳ rất thú vị khi công nghệ đang phát triển nhanh chóng và những phát kiến mới kiên tiếp được ra đời. Trên thực tế, rất nhiều phát minh công nghệ mới đã được cấp bằng sáng chế (nhiều phát minh mà chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng ngày nay) đến mức mọi người bắt đầu mơ mộng về những khả năng mà công nghệ sẽ mang lại vào đầu thiên niên kỷ mới.Các kỹ sư chỉ đơn giản là đi trước thời đại, các ý tưởng và khái niệm của họ đã tiến xa đến mức công nghệ thời đó không thể thực hiện được hoặc nếu có thì cũng phải bỏ ra số tiền quá lớn. Họ sẽ nghĩ ra đủ loại từ những chiếc ô tô trong tương lai chỉ hoạt động bằng điện cho đến TV màn hình phẳng.Điều rất thú vị là một số ý tưởng này rất gần với công nghệ mà chúng ta có ngày nay, một trong số đó là điện thoại thông minh đã được trình bày trong một số báo từ năm 1956. Như bạn có thể thấy trong hình minh họa ở dưới đây, điện thoại này nhỏ gọn để di động và nó có màn hình cảm ứng cũng như máy ảnh.Ý tưởng ban đầu là để chiếc điện thoại được đeo như một chiếc vòng cổ, đó là lý do tại sao nó có dạng đồng hồ bấm giờ và một chiếc vòng cổ được thắt chặt vào nó.Ngay từ những năm 1950, họ đã biết rằng viễn thông là tương lai của thế kỷ 21, trong quá khứ, người ta cho rằng chúng ta ngày nay sẽ sử dụng điện thoại liên tục. Và trên thực tế, điều này đã hoàn toàn đúng, ngày nay xã hội nhân loại có những người sử dụng điện thoại liên tục và dường như cuộc sống của họ sẽ không thể tiếp tục nếu như không có những chiếc smartphone.Tác giả đằng sau bài báo giới thiệu chiếc điện thoại tương lai này là Robert Beanson, người đã đề cập rằng chiếc điện thoại này sẽ có các tính năng như nhận dạng giọng nói và màn hình hiển thị nhiều màu sắc, một điều không thể tin được và chưa từng nghe thấy vào thời điểm đó.Ý tưởng này đến với Beanson từ một cuộc phỏng vấn giữa ông với Harold Osbourne, một kỹ sư của American Telephone and Telegraph, người đã cố gắng dự đoán điện thoại sẽ trông như thế nào trong thế kỷ 21. Một dự đoán thú vị được đưa ra bởi Osbourne là mỗi con người khi sinh ra sẽ nhận được một số điện thoại mà họ sẽ sử dụng suốt đời và số điện thoại này thậm chí sẽ cho mọi người biết rằng người đó còn sống hay đã mất.Điện thoại di động ngày nay khi bị hỏng hay trục trặc ta thường gọi nó là cục gạch nhưng điện thoại của 40 năm về trước mới thực sự là cục gạch đúng chất (xét theo nghĩa đen). Nó dài, to, vuông vức và chẳng có chút cuốn hút nào cả. Công nghệ chưa phát triển khi đó còn đòi hỏi điện thoại di động phải gắn thêm ăng-ten thu sóng khá dài và vướng víu.Nhưng bây giờ, ăng-ten chìm đã được sử dụng và dường như chúng ta không biết tới nó là cái gì. Kích thước to là để chứa những thành phần, linh kiện bên trong chứ không phải cho pin dung lượng cao. Vì thế mà điện thoại di động của năm 1973 chỉ có pin cho thời gian thoại là 20 phút trước khi cần sạc lại.Khoảng thời gian từ năm 2001 là khi công nghệ 3G đã thịnh hành. Tới năm 2009, nhu cầu sử dụng di động của người dùng ngày một tăng cao và họ đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ cao, là tiền đề cho công nghệ 4G ra đời. 4G có lợi thế là tốc độ truy cập Internet nhanh hơn cũng như nhiều ứng dụng đa truyền thông tiên tiến.Vào năm 2008, người ta ước tính rằng cứ hai người thì có một người sở hữu điện thoại di động. Từ năm 1990 tới 2011, lượng thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu tăng từ 12,4 triệu lên tới hơn 6 tỉ thuê bao. Không chỉ tăng về lượng người dùng, điện thoại di động cũng chứng kiến sự thay đổi về thiết kế cũng như tính năng, dựa trên sự tiên tiến của công nghệ.Năm 1973 là một chiếc điện thoại giá cao, ít tính năng, to và nặng nhưng tới năm 2013 - sau 40 năm - điện thoại đã rẻ đi rất nhiều, nó là thiết bị cần có của bất cứ ai, nhỏ, nhẹ, mỏng hơn và nhiều tính năng hơn.>>>Xem thêm video: 5 phút rồi ngủ cùng Huy Cung - 28/9/2018: Vỏ ốp điện thoại chứa những chất độc hại nào? (Nguồn: VTV24).
Những năm 50 là một thời kỳ rất thú vị khi công nghệ đang phát triển nhanh chóng và những phát kiến mới kiên tiếp được ra đời. Trên thực tế, rất nhiều phát minh công nghệ mới đã được cấp bằng sáng chế (nhiều phát minh mà chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng ngày nay) đến mức mọi người bắt đầu mơ mộng về những khả năng mà công nghệ sẽ mang lại vào đầu thiên niên kỷ mới.
Các kỹ sư chỉ đơn giản là đi trước thời đại, các ý tưởng và khái niệm của họ đã tiến xa đến mức công nghệ thời đó không thể thực hiện được hoặc nếu có thì cũng phải bỏ ra số tiền quá lớn. Họ sẽ nghĩ ra đủ loại từ những chiếc ô tô trong tương lai chỉ hoạt động bằng điện cho đến TV màn hình phẳng.
Điều rất thú vị là một số ý tưởng này rất gần với công nghệ mà chúng ta có ngày nay, một trong số đó là điện thoại thông minh đã được trình bày trong một số báo từ năm 1956. Như bạn có thể thấy trong hình minh họa ở dưới đây, điện thoại này nhỏ gọn để di động và nó có màn hình cảm ứng cũng như máy ảnh.
Ý tưởng ban đầu là để chiếc điện thoại được đeo như một chiếc vòng cổ, đó là lý do tại sao nó có dạng đồng hồ bấm giờ và một chiếc vòng cổ được thắt chặt vào nó.
Ngay từ những năm 1950, họ đã biết rằng viễn thông là tương lai của thế kỷ 21, trong quá khứ, người ta cho rằng chúng ta ngày nay sẽ sử dụng điện thoại liên tục. Và trên thực tế, điều này đã hoàn toàn đúng, ngày nay xã hội nhân loại có những người sử dụng điện thoại liên tục và dường như cuộc sống của họ sẽ không thể tiếp tục nếu như không có những chiếc smartphone.
Tác giả đằng sau bài báo giới thiệu chiếc điện thoại tương lai này là Robert Beanson, người đã đề cập rằng chiếc điện thoại này sẽ có các tính năng như nhận dạng giọng nói và màn hình hiển thị nhiều màu sắc, một điều không thể tin được và chưa từng nghe thấy vào thời điểm đó.
Ý tưởng này đến với Beanson từ một cuộc phỏng vấn giữa ông với Harold Osbourne, một kỹ sư của American Telephone and Telegraph, người đã cố gắng dự đoán điện thoại sẽ trông như thế nào trong thế kỷ 21. Một dự đoán thú vị được đưa ra bởi Osbourne là mỗi con người khi sinh ra sẽ nhận được một số điện thoại mà họ sẽ sử dụng suốt đời và số điện thoại này thậm chí sẽ cho mọi người biết rằng người đó còn sống hay đã mất.
Điện thoại di động ngày nay khi bị hỏng hay trục trặc ta thường gọi nó là cục gạch nhưng điện thoại của 40 năm về trước mới thực sự là cục gạch đúng chất (xét theo nghĩa đen). Nó dài, to, vuông vức và chẳng có chút cuốn hút nào cả. Công nghệ chưa phát triển khi đó còn đòi hỏi điện thoại di động phải gắn thêm ăng-ten thu sóng khá dài và vướng víu.
Nhưng bây giờ, ăng-ten chìm đã được sử dụng và dường như chúng ta không biết tới nó là cái gì. Kích thước to là để chứa những thành phần, linh kiện bên trong chứ không phải cho pin dung lượng cao. Vì thế mà điện thoại di động của năm 1973 chỉ có pin cho thời gian thoại là 20 phút trước khi cần sạc lại.
Khoảng thời gian từ năm 2001 là khi công nghệ 3G đã thịnh hành. Tới năm 2009, nhu cầu sử dụng di động của người dùng ngày một tăng cao và họ đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ cao, là tiền đề cho công nghệ 4G ra đời. 4G có lợi thế là tốc độ truy cập Internet nhanh hơn cũng như nhiều ứng dụng đa truyền thông tiên tiến.
Vào năm 2008, người ta ước tính rằng cứ hai người thì có một người sở hữu điện thoại di động. Từ năm 1990 tới 2011, lượng thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu tăng từ 12,4 triệu lên tới hơn 6 tỉ thuê bao. Không chỉ tăng về lượng người dùng, điện thoại di động cũng chứng kiến sự thay đổi về thiết kế cũng như tính năng, dựa trên sự tiên tiến của công nghệ.
Năm 1973 là một chiếc điện thoại giá cao, ít tính năng, to và nặng nhưng tới năm 2013 - sau 40 năm - điện thoại đã rẻ đi rất nhiều, nó là thiết bị cần có của bất cứ ai, nhỏ, nhẹ, mỏng hơn và nhiều tính năng hơn.
>>>Xem thêm video: 5 phút rồi ngủ cùng Huy Cung - 28/9/2018: Vỏ ốp điện thoại chứa những chất độc hại nào? (Nguồn: VTV24).