Nấm sáp hồng (Hygrocybe calyptriformis) dài 3-7 cm, mọc trên đồng cỏ ở lục địa Á - Âu. Dễ nhận dạng nhưng khá hiếm gặp, loài nấm này có mũ nhọn màu hồng, cuống màu nhạt và có các phiến nấm giống sáp.Nấm sáp đỏ tươi (Hygrocybe coccinea) dài 1,5-6 cm, thường mọc trên các đồng có chưa được cải tạo ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có phiến, cuống và mũ nấm đỏ tươi, bóng như sáp, cực kỳ nổi bật trên nền cỏ xanh.Nấm sáp đỏ thẫm (Hygrocybe punicea) dài 4-12 cm, mọc trên đồng cỏ chưa được cải tạo ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Khá hiếm gặp, chúng là loài nấm sáp mũ đỏ lớn nhất.Nấm đỏ son lỗ dày (Pycnoporus cinnabarinus) dài 3-10 cm, mọc trên gỗ mục của cây rụng lá ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có dạng bản dẹt, bề mặt giống chất da thuộc, màu cam pha đỏ tươi.Nấm tán da cam (Amanita caesarea) dài 8-20 cm, còn được gọi là nấm Caesar, phân bố ở khu vực địa Trung Hải và lục địa Á - Âu. Loài nấm thường mọc dưới gốc cây sồi này có mũ và cuống màu cam tươi, mọc từ bao gốc màu trấng trông giống như vỏ trứng.Nấm sáp vàng (Hygrocybe chlorophana) dài 1,5-7 cm, là loài nấm mũ sáp phổ biến nhất trên các đồng cỏ lục địa Á - Âu. Chúng có mũ nấm màu cam vàng rực rỡ, hơi dính.Nấm chùy vàng (Clavulinopsis helvola) dài 2-4 cm, phổ biến trên đồng cỏ ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những loài nấm có màu vàng rực rỡ nhất.Nấm mạng mũ vàng (Cortinarius splendens) dài 3-7 cm, thường mọc trong rừng sồi ở lục địa Á - Âu. Loài nấm hiếm này có màu vàng kim rực rỡ, thịt nấm vàng nhạt và cuống nấm phình to ở gốc.Nấm đĩa vàng (Bisporella citrina) dài 1-3 mm, mọc trên gỗ cứng đã mục ở lục địa Á - Âu. Mọc thành cụm, những thể quả hình đĩa của loài nấm này đôi lúc phủ hết toàn bộ cành cây.Nấm sáp vẹt (Gliophorus psittacinus) dài 4-8 cm, được tìm thấy trên khắp Bắc Âu. Chúng có màu xanh lục dần ngả dần về chóp, từ khi còn non cho đến lúc già.Nấm Hygrocybe xanh (Hygrocybe graminicolor) cao 3-4 cm, được tìm thấy ở Australia và New Zealand. Đây là một trong số ít các loài nấm có màu xanh bắt mắt.Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không?/VTV TSTC.
Nấm sáp hồng (Hygrocybe calyptriformis) dài 3-7 cm, mọc trên đồng cỏ ở lục địa Á - Âu. Dễ nhận dạng nhưng khá hiếm gặp, loài nấm này có mũ nhọn màu hồng, cuống màu nhạt và có các phiến nấm giống sáp.
Nấm sáp đỏ tươi (Hygrocybe coccinea) dài 1,5-6 cm, thường mọc trên các đồng có chưa được cải tạo ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Chúng có phiến, cuống và mũ nấm đỏ tươi, bóng như sáp, cực kỳ nổi bật trên nền cỏ xanh.
Nấm sáp đỏ thẫm (Hygrocybe punicea) dài 4-12 cm, mọc trên đồng cỏ chưa được cải tạo ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Khá hiếm gặp, chúng là loài nấm sáp mũ đỏ lớn nhất.
Nấm đỏ son lỗ dày (Pycnoporus cinnabarinus) dài 3-10 cm, mọc trên gỗ mục của cây rụng lá ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có dạng bản dẹt, bề mặt giống chất da thuộc, màu cam pha đỏ tươi.
Nấm tán da cam (Amanita caesarea) dài 8-20 cm, còn được gọi là nấm Caesar, phân bố ở khu vực địa Trung Hải và lục địa Á - Âu. Loài nấm thường mọc dưới gốc cây sồi này có mũ và cuống màu cam tươi, mọc từ bao gốc màu trấng trông giống như vỏ trứng.
Nấm sáp vàng (Hygrocybe chlorophana) dài 1,5-7 cm, là loài nấm mũ sáp phổ biến nhất trên các đồng cỏ lục địa Á - Âu. Chúng có mũ nấm màu cam vàng rực rỡ, hơi dính.
Nấm chùy vàng (Clavulinopsis helvola) dài 2-4 cm, phổ biến trên đồng cỏ ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những loài nấm có màu vàng rực rỡ nhất.
Nấm mạng mũ vàng (Cortinarius splendens) dài 3-7 cm, thường mọc trong rừng sồi ở lục địa Á - Âu. Loài nấm hiếm này có màu vàng kim rực rỡ, thịt nấm vàng nhạt và cuống nấm phình to ở gốc.
Nấm đĩa vàng (Bisporella citrina) dài 1-3 mm, mọc trên gỗ cứng đã mục ở lục địa Á - Âu. Mọc thành cụm, những thể quả hình đĩa của loài nấm này đôi lúc phủ hết toàn bộ cành cây.
Nấm sáp vẹt (Gliophorus psittacinus) dài 4-8 cm, được tìm thấy trên khắp Bắc Âu. Chúng có màu xanh lục dần ngả dần về chóp, từ khi còn non cho đến lúc già.
Nấm Hygrocybe xanh (Hygrocybe graminicolor) cao 3-4 cm, được tìm thấy ở Australia và New Zealand. Đây là một trong số ít các loài nấm có màu xanh bắt mắt.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không?/VTV TSTC.