Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2019, kính viễn vọng quang học trường rộng tại Đài quan sát Palomar, có tên là Cơ sở tạm thời Zwicky, phát hiện một hố đen siêu lớn lang thang ở nơi xa thẳm trong vũ trụ, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng tiếp cận một ngôi sao. Ảnh: OurPlanetBan đầu dưới sức hút vô hạn của lực hấp dẫn, ngôi sao xấu số được đặt tên là AT2019qiz này bị bóp méo một cách nghiêm trọng, khởi đầu cho một quá trình hủy diệt đáng sợ. Ảnh OurPlanetMặc dùng vẫn đang phát sáng mạnh mẽ, những khối vật chất của ngôi sao này bị kéo giãn tạo ra một dải vật chất có hình thù như một chú nòng nọc và chiếc đuôi này ngày càng dài, cho đến khi nó bị kéo vào quỹ đao quanh hố đen. Ảnh: Interest SpacceKhông lâu sau, nó bị kéo thành hình như một sợi mỳ, các nhà thiên văn đặt tên cho hiện tượng này là spaghettification. Đây là hiện tượng khiến những vật thể bị kéo dài và nén ngang thành những hình dạng mỏng dài giống như mỳ Ý. Ảnh OurPlanetPhần khối lượng vật chất bị kéo vào quỹ đạo quanh hố đen bị xay nhỏ khiến ngôi sao mất dần khối lượng và sụp đổ nhanh chóng. Đây là lần đầu tiên giới thiên văn chứng kiến cảnh tượng kỳ vĩ nhưng cũng vô cùng đáng sợ này. Ảnh Interest SpaceKhoảnh khắc từ lúc những thành phần vật chất đầu tiên của ngôi sao đen đủi bị kéo vào bên trong, ở 2 phía của lỗ đen phát ra năng lượng cực mạnh có thể đẩy vật chất xung quanh ra bên ngoài. Đây là cách mà gió thiên hà được tạo ra. Người ta gọi là lỗ đen ..ợ hơi. Ảnh NASATất cả những gì còn lại của ngôi sao sau khi bị xé toạc chỉ còn là một đĩa vật chất vỡ vụ xoay hố đen có hình trông như một chiếc bánh. Toàn bộ năng lượng sẽ dần thoát ra theo các xung gió ngân hà cho đến lúc nó bị tiêu hóa hoàn toàn. Ảnh: Gently ImagesNhìn lại toàn cảnh ngôi sao xấu số AT2019qiz bị lỗ đen nuốt chửng trong vài giây. Một sự kiện như vậy được các nhà thiên văn học định nghĩa là "Sự gián đoạn thủy triều". Tổng cộng đã có 9 sự kiện gián đoạn thủy triều được quan sát cho đến nay. Ảnh: Gently GifphyTừ đó đến nay AT2019qiz vẫn chưa hoàn toàn bị lỗ đen "tiêu hóa", đĩa vật chất bồi tụ quay quanh đó luôn được quan sát. Gần đây, Đài quan sát tia X Chandra của NASA, Kính viễn vọng không gian Hubble, NICER (Neutron Star Interior Composition Explorer), Đài quan sát Neil Gehrels Swift và các kính viễn vọng khác đã phát hiện một hiện tượng còn ly kỳ hơn tại lỗ đen này. Ảnh: Interest SpaceTheo các quan sát, trong vài năm, đĩa này đã mở rộng ra bên ngoài và hiện đang nằm ngay trên đường đi của một ngôi sao khác. Ngôi sao này trước đây quay quanh hố đen ở khoảng cách an toàn. Tuy nhiên gần đây nó liên tục bị đĩa bồi tụ vật chất tấn công khoảng 48 giờ một lần, khi nó quay tròn. Ảnh NASAHay nói một cách chính xác, một ngôi sao xấu số tiếp theo đang bước vào "vòng xoáy nguy hiểm" khi dần bị kéo lại gần hố đen bởi lực hấp dẫn cực mạnh của nó. Nó đang quay quanh và định kỳ va đập với đĩa bồi tụ được gọi là "nghĩa địa sao". Ảnh NatureCác lần va chạm tạo ra các vụ nổ tia X đều đặn gây khó hiểu cho các nhà khoa học suốt 2 năm qua. Bằng cách kết hợp các quan sát khác nhau của nhiều kính thiên văn, các nhà khoa học đã chính thức công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature. Ảnh NatureẢnh chụp tia X từ Chandra cho thấy, ngôi sao tiếp theo đang dần bị kéo vào hố đen ở trung tâm khung hình. Nhưng trước khi bị xé nát giống như AT2019qiz, nó liên tục bị bắn phá bởi những gì còn lại của nghĩa địa sao mỗi 48 giờ một lần. Ảnh NASAKết quả này có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm thêm các vụ phun trào bán tuần hoàn liên quan đến sự gián đoạn thủy triều. Nó giúp đo lường sự phổ biến và khoảng cách của các vật thể trong quỹ đạo gần xung quanh các lỗ đen vố dĩ không thể quan sát được. Đây còn là mục tiêu tuyệt vời cho các đài quan sát sóng hấp dẫn trong tương lai đã được lên kế hoạch. Ảnh Interest SpaceMặc dù sự kiện thiên văn độc đáo này đang được theo dõi nhưng nên nhớ là là vị trí của hố đen siêu lớn này nằm ở khu vực trung tâm của dải thiên hà Milkyway, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Tức là, mọi thứ đã diễn ra từ 300 triệu năm trước. Ảnh Interest Space
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2019, kính viễn vọng quang học trường rộng tại Đài quan sát Palomar, có tên là Cơ sở tạm thời Zwicky, phát hiện một hố đen siêu lớn lang thang ở nơi xa thẳm trong vũ trụ, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng tiếp cận một ngôi sao. Ảnh: OurPlanet
Ban đầu dưới sức hút vô hạn của lực hấp dẫn, ngôi sao xấu số được đặt tên là AT2019qiz này bị bóp méo một cách nghiêm trọng, khởi đầu cho một quá trình hủy diệt đáng sợ. Ảnh OurPlanet
Mặc dùng vẫn đang phát sáng mạnh mẽ, những khối vật chất của ngôi sao này bị kéo giãn tạo ra một dải vật chất có hình thù như một chú nòng nọc và chiếc đuôi này ngày càng dài, cho đến khi nó bị kéo vào quỹ đao quanh hố đen. Ảnh: Interest Spacce
Không lâu sau, nó bị kéo thành hình như một sợi mỳ, các nhà thiên văn đặt tên cho hiện tượng này là spaghettification. Đây là hiện tượng khiến những vật thể bị kéo dài và nén ngang thành những hình dạng mỏng dài giống như mỳ Ý. Ảnh OurPlanet
Phần khối lượng vật chất bị kéo vào quỹ đạo quanh hố đen bị xay nhỏ khiến ngôi sao mất dần khối lượng và sụp đổ nhanh chóng. Đây là lần đầu tiên giới thiên văn chứng kiến cảnh tượng kỳ vĩ nhưng cũng vô cùng đáng sợ này. Ảnh Interest Space
Khoảnh khắc từ lúc những thành phần vật chất đầu tiên của ngôi sao đen đủi bị kéo vào bên trong, ở 2 phía của lỗ đen phát ra năng lượng cực mạnh có thể đẩy vật chất xung quanh ra bên ngoài. Đây là cách mà gió thiên hà được tạo ra. Người ta gọi là lỗ đen ..ợ hơi. Ảnh NASA
Tất cả những gì còn lại của ngôi sao sau khi bị xé toạc chỉ còn là một đĩa vật chất vỡ vụ xoay hố đen có hình trông như một chiếc bánh. Toàn bộ năng lượng sẽ dần thoát ra theo các xung gió ngân hà cho đến lúc nó bị tiêu hóa hoàn toàn. Ảnh: Gently Images
Nhìn lại toàn cảnh ngôi sao xấu số AT2019qiz bị lỗ đen nuốt chửng trong vài giây. Một sự kiện như vậy được các nhà thiên văn học định nghĩa là "Sự gián đoạn thủy triều". Tổng cộng đã có 9 sự kiện gián đoạn thủy triều được quan sát cho đến nay. Ảnh: Gently Gifphy
Từ đó đến nay AT2019qiz vẫn chưa hoàn toàn bị lỗ đen "tiêu hóa", đĩa vật chất bồi tụ quay quanh đó luôn được quan sát. Gần đây, Đài quan sát tia X Chandra của NASA, Kính viễn vọng không gian Hubble, NICER (Neutron Star Interior Composition Explorer), Đài quan sát Neil Gehrels Swift và các kính viễn vọng khác đã phát hiện một hiện tượng còn ly kỳ hơn tại lỗ đen này. Ảnh: Interest Space
Theo các quan sát, trong vài năm, đĩa này đã mở rộng ra bên ngoài và hiện đang nằm ngay trên đường đi của một ngôi sao khác. Ngôi sao này trước đây quay quanh hố đen ở khoảng cách an toàn. Tuy nhiên gần đây nó liên tục bị đĩa bồi tụ vật chất tấn công khoảng 48 giờ một lần, khi nó quay tròn. Ảnh NASA
Hay nói một cách chính xác, một ngôi sao xấu số tiếp theo đang bước vào "vòng xoáy nguy hiểm" khi dần bị kéo lại gần hố đen bởi lực hấp dẫn cực mạnh của nó. Nó đang quay quanh và định kỳ va đập với đĩa bồi tụ được gọi là "nghĩa địa sao". Ảnh Nature
Các lần va chạm tạo ra các vụ nổ tia X đều đặn gây khó hiểu cho các nhà khoa học suốt 2 năm qua. Bằng cách kết hợp các quan sát khác nhau của nhiều kính thiên văn, các nhà khoa học đã chính thức công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature. Ảnh Nature
Ảnh chụp tia X từ Chandra cho thấy, ngôi sao tiếp theo đang dần bị kéo vào hố đen ở trung tâm khung hình. Nhưng trước khi bị xé nát giống như AT2019qiz, nó liên tục bị bắn phá bởi những gì còn lại của nghĩa địa sao mỗi 48 giờ một lần. Ảnh NASA
Kết quả này có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm thêm các vụ phun trào bán tuần hoàn liên quan đến sự gián đoạn thủy triều. Nó giúp đo lường sự phổ biến và khoảng cách của các vật thể trong quỹ đạo gần xung quanh các lỗ đen vố dĩ không thể quan sát được. Đây còn là mục tiêu tuyệt vời cho các đài quan sát sóng hấp dẫn trong tương lai đã được lên kế hoạch. Ảnh Interest Space
Mặc dù sự kiện thiên văn độc đáo này đang được theo dõi nhưng nên nhớ là là vị trí của hố đen siêu lớn này nằm ở khu vực trung tâm của dải thiên hà Milkyway, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Tức là, mọi thứ đã diễn ra từ 300 triệu năm trước. Ảnh Interest Space