Chiếc iPhone đầu tiên phát hành năm 2007 được xem là một sự tiến bộ lớn đối với cá nhân Apple, lẫn toàn bộ ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào thời điểm đó.Lúc này, các đối tác lắp ráp của Apple bị buộc phải nâng cấp quy trình hoạt động để đảm bảo tiến độ, gồm mở rộng cơ sở vật chất, tăng lực lượng lao động cũng như cải thiện phương pháp lắp ráp để sản phẩm có thể phát hành ra thị trường đúng hạn.Mới đây, hình ảnh về dây chuyền sản xuất những chiếc iPhone này đã được đăng tải trên Twitter. Bob Burrough, cựu nhân viên phát triển phần mềm tại Apple cho biết đây là những hình ảnh từ dây chuyền lắp ráp được chụp vào mùa xuân năm 2007.Theo Apple Insider, những bức hình này có thể được chụp bên trong nhà máy Foxconn, công ty lắp ráp iPhone duy nhất lúc bấy giờ. Những chiếc iPhone đời đầu đã vượt qua bước kiểm tra. Một số máy còn có chun buộc quanh thân, theo giải thích của Bob Burrough là để gắn thẻ theo dõi ở phía sau lưng.Những công nhân lắp ráp iPhone thời kỳ đầu. Vào năm 2007, Apple đã tối ưu chuỗi cung ứng nhưng chưa đạt đến mức độ như dây chuyền iPhone hiện nay. Do vậy, thời gian hoàn thiện một mẫu iPhone cũng lâu hơn.Năm 2012, khi phóng viên của ABC tới thăm nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn tại Thâm Quyến, mật độ công nhân đã cao hơn. Vào năm 2010, sau những vụ công nhân tự tử, Apple đã yêu cầu Foxconn phải điều chỉnh lại quy trình và đảm bảo an toàn cho nhân viên.Năm 2017, Bob Burrough từng trả lời phỏng vấn, nói rằng Apple đã thay đổi đáng kể trong khâu lắp ráp iPhone, trở nên chuyên nghiệp hơn.Sau Foxconn, Apple cũng ký thêm hợp đồng lắp ráp iPhone với các công ty khác như Pegatron, Wistron.Các công ty này đều phải ký hợp đồng đảm bảo giới hạn 80 giờ tăng ca mỗi tháng cho nhân viên.CEO Tim Cook vẫn luôn cố gắng cân bằng cơ cấu quản lý cấp trung, và tránh xung đột trong hệ thống điều hành.Tuy vậy, những khu vực có nhà máy sản xuất iPhone cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực, như ký túc xá quá đông, vệ sinh kém, thực phẩm bẩn...Ngoài ra, điều kiện làm việc không đảm bảo ở một số nhà máy khiến hàng trăm công nhân bị áp lực, thậm chí, hàng chục người đã tự tử.
Chiếc iPhone đầu tiên phát hành năm 2007 được xem là một sự tiến bộ lớn đối với cá nhân Apple, lẫn toàn bộ ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào thời điểm đó.
Lúc này, các đối tác lắp ráp của Apple bị buộc phải nâng cấp quy trình hoạt động để đảm bảo tiến độ, gồm mở rộng cơ sở vật chất, tăng lực lượng lao động cũng như cải thiện phương pháp lắp ráp để sản phẩm có thể phát hành ra thị trường đúng hạn.
Mới đây, hình ảnh về dây chuyền sản xuất những chiếc iPhone này đã được đăng tải trên Twitter. Bob Burrough, cựu nhân viên phát triển phần mềm tại Apple cho biết đây là những hình ảnh từ dây chuyền lắp ráp được chụp vào mùa xuân năm 2007.
Theo Apple Insider, những bức hình này có thể được chụp bên trong nhà máy Foxconn, công ty lắp ráp iPhone duy nhất lúc bấy giờ. Những chiếc iPhone đời đầu đã vượt qua bước kiểm tra. Một số máy còn có chun buộc quanh thân, theo giải thích của Bob Burrough là để gắn thẻ theo dõi ở phía sau lưng.
Những công nhân lắp ráp iPhone thời kỳ đầu. Vào năm 2007, Apple đã tối ưu chuỗi cung ứng nhưng chưa đạt đến mức độ như dây chuyền iPhone hiện nay. Do vậy, thời gian hoàn thiện một mẫu iPhone cũng lâu hơn.
Năm 2012, khi phóng viên của ABC tới thăm nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn tại Thâm Quyến, mật độ công nhân đã cao hơn. Vào năm 2010, sau những vụ công nhân tự tử, Apple đã yêu cầu Foxconn phải điều chỉnh lại quy trình và đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Năm 2017, Bob Burrough từng trả lời phỏng vấn, nói rằng Apple đã thay đổi đáng kể trong khâu lắp ráp iPhone, trở nên chuyên nghiệp hơn.
Sau Foxconn, Apple cũng ký thêm hợp đồng lắp ráp iPhone với các công ty khác như Pegatron, Wistron.
Các công ty này đều phải ký hợp đồng đảm bảo giới hạn 80 giờ tăng ca mỗi tháng cho nhân viên.
CEO Tim Cook vẫn luôn cố gắng cân bằng cơ cấu quản lý cấp trung, và tránh xung đột trong hệ thống điều hành.
Tuy vậy, những khu vực có nhà máy sản xuất iPhone cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực, như ký túc xá quá đông, vệ sinh kém, thực phẩm bẩn...
Ngoài ra, điều kiện làm việc không đảm bảo ở một số nhà máy khiến hàng trăm công nhân bị áp lực, thậm chí, hàng chục người đã tự tử.