Bhujung là một trong những khu vực xa xôi thuộc quận Lamjung, phía bắc miền Trung Nepal. Nơi đây ẩn mình trong một thung lũng tươi tốt và được bao quanh bởi những ngọn núi ngọc lục bảo từ mọi phía. Nhìn từ trên cao, Bhujung có khoảng 800 ngôi nhà được xây dựng dày đặc.Trên hình là ông Madan Singh Gurung, một thợ săn mật ong chuyên nghiệp. Ông đã thu thập những loại mật ong rừng thơm ngon giống như ông cha của ông đã làm trong 2 thập kỷ qua. Ông đang ngồi ở một điểm thu hoạch để giám sát và đeo lưới che mặt để bảo vệ khỏi ong đốt.Ở Bhujung không có đền thờ. Bộ tộc người Gurung tôn thờ thiên nhiên vì họ phụ thuộc vào những khu rừng, sông và núi xung quanh để sinh sống. Trong hình là Kali Gurung. Cô đang đeo một giỏ gỗ phía sau lưng. Gỗ thường được sử dụng để đốt lửa nấu ăn.Trước khi ra ngoài tìm kiếm tổ ong, những thợ săn sẽ ngồi trên đỉnh đồi và bày tỏ lòng kính trọng với mẹ thiên nhiên. Họ cũng xin phép để thu thập mật ong. Bằng cách này, họ tin rằng mình sẽ được bảo vệ khỏi mọi nguy hiểm trong quá trình thu hoạch.Những người săn mật ong sẽ rời khỏi làng. Họ mang thức ăn, nước uống và thiết bị chuyên dụng đi vào rừng để đối mặt với những con ong mật lớn nhất thế giới.Ong mật Hymalaya thường làm tổ trên các vách đá dựng đứng. Madan Singh Gurung tiến lên phía trước trong khi những người còn lại di chuyển thang vào vị trí từ đỉnh vách đá. Ở phía dưới, một ngọn lửa đốt lên để dụ những con ong ra khỏi tổ mà không gây hại cho chúng trong quá trình này. Trên đỉnh vách đá, chiếc thang được buộc vào thân cây khoẻ nhất và từ từ thả xuống càng gần tổ ong càng tốt. Đội ngũ thợ săn thường có 5-6 người. Họ sẽ làm việc theo nhóm. Một số người ở trên đỉnh đồi để hỗ trợ thợ trên thang. Họ đưa cho người săn lưỡi cắt và giỏ thu thập mật ong.Khi người thợ săn trên thang cắt được một mảng sáp chứa mật và đưa vào trong giỏ, những người còn lại sẽ chiết xuất mật ong và bảo quản chúng trong lọ.Purna Bahadur Gurung từng là một thợ săn mật ong từ năm 17 tuổi. Ông hiện tại trở thành trưởng nhóm săn mật ong sau cái chết của người thủ lĩnh trước. Mặc dù không còn trực tiếp tham gia vào vụ thu hoạch, ông vẫn đi cùng đội hàng năm để đào tạo các thành viên trẻ hơn. Với vai trò là người lãnh đạo và người có kinh nghiệm nhất trong nhóm, ông thực hiện nghi thức lễ thờ cúng puja, sử dụng kiến thức được truyền lại bởi thế hệ trước.Công việc truyền thống này đang có nguy cơ bị biến mất trong tương lai do thương mại hóa và thiếu sự quan tâm từ các thế hệ trẻ. Họ bị thu hút đến các thành phố lớn bởi công việc dễ dàng và sinh lợi hơn. Purna hy vọng có thể truyền lại kiến thức và kỹ năng của mình cho các thành viên khác trong nhóm để nghệ thuật săn mật ong có thể tồn tại.
Bhujung là một trong những khu vực xa xôi thuộc quận Lamjung, phía bắc miền Trung Nepal. Nơi đây ẩn mình trong một thung lũng tươi tốt và được bao quanh bởi những ngọn núi ngọc lục bảo từ mọi phía. Nhìn từ trên cao, Bhujung có khoảng 800 ngôi nhà được xây dựng dày đặc.
Trên hình là ông Madan Singh Gurung, một thợ săn mật ong chuyên nghiệp. Ông đã thu thập những loại mật ong rừng thơm ngon giống như ông cha của ông đã làm trong 2 thập kỷ qua. Ông đang ngồi ở một điểm thu hoạch để giám sát và đeo lưới che mặt để bảo vệ khỏi ong đốt.
Ở Bhujung không có đền thờ. Bộ tộc người Gurung tôn thờ thiên nhiên vì họ phụ thuộc vào những khu rừng, sông và núi xung quanh để sinh sống. Trong hình là Kali Gurung. Cô đang đeo một giỏ gỗ phía sau lưng. Gỗ thường được sử dụng để đốt lửa nấu ăn.
Trước khi ra ngoài tìm kiếm tổ ong, những thợ săn sẽ ngồi trên đỉnh đồi và bày tỏ lòng kính trọng với mẹ thiên nhiên. Họ cũng xin phép để thu thập mật ong. Bằng cách này, họ tin rằng mình sẽ được bảo vệ khỏi mọi nguy hiểm trong quá trình thu hoạch.
Những người săn mật ong sẽ rời khỏi làng. Họ mang thức ăn, nước uống và thiết bị chuyên dụng đi vào rừng để đối mặt với những con ong mật lớn nhất thế giới.
Ong mật Hymalaya thường làm tổ trên các vách đá dựng đứng. Madan Singh Gurung tiến lên phía trước trong khi những người còn lại di chuyển thang vào vị trí từ đỉnh vách đá. Ở phía dưới, một ngọn lửa đốt lên để dụ những con ong ra khỏi tổ mà không gây hại cho chúng trong quá trình này. Trên đỉnh vách đá, chiếc thang được buộc vào thân cây khoẻ nhất và từ từ thả xuống càng gần tổ ong càng tốt. Đội ngũ thợ săn thường có 5-6 người. Họ sẽ làm việc theo nhóm. Một số người ở trên đỉnh đồi để hỗ trợ thợ trên thang. Họ đưa cho người săn lưỡi cắt và giỏ thu thập mật ong.
Khi người thợ săn trên thang cắt được một mảng sáp chứa mật và đưa vào trong giỏ, những người còn lại sẽ chiết xuất mật ong và bảo quản chúng trong lọ.
Purna Bahadur Gurung từng là một thợ săn mật ong từ năm 17 tuổi. Ông hiện tại trở thành trưởng nhóm săn mật ong sau cái chết của người thủ lĩnh trước. Mặc dù không còn trực tiếp tham gia vào vụ thu hoạch, ông vẫn đi cùng đội hàng năm để đào tạo các thành viên trẻ hơn. Với vai trò là người lãnh đạo và người có kinh nghiệm nhất trong nhóm, ông thực hiện nghi thức lễ thờ cúng puja, sử dụng kiến thức được truyền lại bởi thế hệ trước.
Công việc truyền thống này đang có nguy cơ bị biến mất trong tương lai do thương mại hóa và thiếu sự quan tâm từ các thế hệ trẻ. Họ bị thu hút đến các thành phố lớn bởi công việc dễ dàng và sinh lợi hơn. Purna hy vọng có thể truyền lại kiến thức và kỹ năng của mình cho các thành viên khác trong nhóm để nghệ thuật săn mật ong có thể tồn tại.