"Bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab là sáng chế của A.C. Gilbert. Bộ đồ chơi nguy hiểm này ra đời vào năm 1950.Mặc dù là một bộ đồ chơi cho trẻ em nhưng "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" có chứa 3 nguồn chất phóng xạ và 4 viên quặng uranium vô cùng nguy hiểm. Do vậy, nó được xem là bộ trò chơi trẻ em nguy hiểm nhất thế giới.Tuy nhiên, vào những năm 1950, các chuyên gia cũng như công chúng chưa hề hay biết những tác động nguy hiểm của phóng xạ đối với con người khi tiếp xúc.Vì vậy, vào thời điểm đó, Atomic Energy Lab được xem là an toàn giống như nhiều bộ đồ chơi dành cho trẻ em khác.Không những vậy, nhà phát minh Gilbert cũng khẳng định sáng chế của mình an toàn đối với người dùng. Tuy nhiên, nhà phát minh Gilbert không hề hay biết "đưa con tinh thần" của mình phát ra một lượng phóng xạ nhỏ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiếp xúc.Nhìn bề ngoài, "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab trông giống viếc vali đỏ có kích thước nhỏ. Bên trong hộp có tranh một cậu bé đứng bên cạnh chiếc máy dò hạt.Một cuốn sách hướng dẫn, một cuốn truyện về nhân vật Dagwood phân tách nguyên tử và một cuốn sách về viễn cảnh của uranium được đặt bên trong chiếc hộp.Thêm nữa, bên trong hộp có các mảnh thiết bị để trẻ em lắp ráp để sử dụng máy dò hạt Wilson. Nhờ chiếc máy này, trẻ em sẽ thấy đường đi của hạt Alpha. Ngoài ra, người dùng có thể dùng thước đo và kim chỉ để quan sát sự ion hóa phóng xạ từ các hạt: Alpha, Beta, Gamma hoặc một trong 4 viên uranium có trong hộp đồ chơi.Khoảng 5.000 "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab được sản xuất vào năm 1950 - 1951. Giá mỗi bộ đồ chơi khi ấy là 50 USD (khoảng 520 USD ngày nay).Đây là mức giá khá đắt mà không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện mua cho con. Vì vậy, món đồ chơi này ngừng sản xuất sau 2 năm có mặt tại thị trường. Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp Chicago ở Mỹ là một trong những nơi trưng bày món đồ chơi nguy hiểm một thời này.Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
"Bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab là sáng chế của A.C. Gilbert. Bộ đồ chơi nguy hiểm này ra đời vào năm 1950.
Mặc dù là một bộ đồ chơi cho trẻ em nhưng "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" có chứa 3 nguồn chất phóng xạ và 4 viên quặng uranium vô cùng nguy hiểm. Do vậy, nó được xem là bộ trò chơi trẻ em nguy hiểm nhất thế giới.
Tuy nhiên, vào những năm 1950, các chuyên gia cũng như công chúng chưa hề hay biết những tác động nguy hiểm của phóng xạ đối với con người khi tiếp xúc.
Vì vậy, vào thời điểm đó, Atomic Energy Lab được xem là an toàn giống như nhiều bộ đồ chơi dành cho trẻ em khác.
Không những vậy, nhà phát minh Gilbert cũng khẳng định sáng chế của mình an toàn đối với người dùng. Tuy nhiên, nhà phát minh Gilbert không hề hay biết "đưa con tinh thần" của mình phát ra một lượng phóng xạ nhỏ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiếp xúc.
Nhìn bề ngoài, "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab trông giống viếc vali đỏ có kích thước nhỏ. Bên trong hộp có tranh một cậu bé đứng bên cạnh chiếc máy dò hạt.
Một cuốn sách hướng dẫn, một cuốn truyện về nhân vật Dagwood phân tách nguyên tử và một cuốn sách về viễn cảnh của uranium được đặt bên trong chiếc hộp.
Thêm nữa, bên trong hộp có các mảnh thiết bị để trẻ em lắp ráp để sử dụng máy dò hạt Wilson. Nhờ chiếc máy này, trẻ em sẽ thấy đường đi của hạt Alpha. Ngoài ra, người dùng có thể dùng thước đo và kim chỉ để quan sát sự ion hóa phóng xạ từ các hạt: Alpha, Beta, Gamma hoặc một trong 4 viên uranium có trong hộp đồ chơi.
Khoảng 5.000 "bộ thí nghiệm năng lượng hạt nhân" Atomic Energy Lab được sản xuất vào năm 1950 - 1951. Giá mỗi bộ đồ chơi khi ấy là 50 USD (khoảng 520 USD ngày nay).
Đây là mức giá khá đắt mà không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện mua cho con. Vì vậy, món đồ chơi này ngừng sản xuất sau 2 năm có mặt tại thị trường. Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp Chicago ở Mỹ là một trong những nơi trưng bày món đồ chơi nguy hiểm một thời này.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.