Những dòng sông băng đang dần biến mất trên thế giới. Tháng 9/2019, Hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã công bố một báo cáo cho biết những dòng sông băng đã mất hàng trăm tỷ tấn băng mỗi năm.Các nhà khoa học khẳng định nếu con người không kiểm soát việc xả khí CO2, những dòng sông băng sẽ tiếp tục tan ra, gây nên "tình trạng lở đất, lở núi, đá rơi và ngập lụt".Người chủ nhiệm báo cáo này Philippus Wester đã gọi đây là "cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mà bạn chưa từng nghe tới".Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng 1/3 các chỏm băng trên đỉnh núi ở dãy Himalaya chạy dài từ Afghanistan đến Myanmar đang đối diện với nguy cơ tan chảy.Những dòng sông băng là những gì còn sót lại của kỷ băng hà. Có 2 loại sông băng là sông băng vùng núi, xuất hiện trên các ngọn núi ở các lục địa, ngoại trừ châu Úc và loại thứ hai là những khối băng lớn được tìm thấy ở những nơi như Greenland hay châu Nam Cực.Theo Antarctic Glaciers - một nhóm nghiên cứu về những dòng sông băng, có khoảng 198.000 sông băng bao phủ gần 1,2 triệu km vuông trên hành tinh. Chúng cũng bao phủ khoảng 10% khu vực đất liền của Trái Đất.Sông băng được hình thành khi tuyết tích tụ lại nhưng chúng không tan chảy mà thay vào đó nén lại cho tới khi cứng lại. Các sông băng từ từ biến dạng và chảy do sức ép gây ra bởi khối lượng của chúng tạo thành các kẽ nứt.Mauri Pelto, một nhà nghiên cứu về sông băng suốt 36 năm qua nhận định với Business Insider rằng việc các dòng sông băng đang dần biến mất không phải là một chủ đề mới nhưng điều đáng nói là mức độ tan chảy của chúng đang ngày càng tăng lên.Những dòng sông băng đã trở thành chủ đề quốc tế vào tháng 9/2019 khi một khối băng 250.000 mét khối từ sông băng Planpincieux đe dọa đến thị trấn Courmeyeur của Italy.Dòng sông băng này trải dài hơn 820 km. Thị trưởng khu vực này cho biết nếu dòng sông băng này sụp xuống, nó sẽ "tấn công" thung lũng chỉ trong 80 giây.Theo tổ chức Di sản Thế giới, những dòng sông băng ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạt động môi trường bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, khí hậu toàn cầu và mực nước biển.Nhà khoa học Caitlyn Florentine chuyên nghiên cứu về các dòng sông băng ở Bắc Mỹ nhận định cách tốt nhất để hiểu về ảnh hưởng của việc những dòng sông băng biến mất là nhìn vào các tác động khi chúng tan chảy. Có 3 ảnh hưởng chính, liên quan đến hệ sinh thái, mực nước biển dâng và nguồn tài nguyên nước.Chẳng hạn như đối với hệ sinh thái, khi các sông băng tan chảy, chúng sẽ tác động tới cá hồi bởi loài cá này chỉ có thể sinh sản ở những nhiệt độ nhất định. Các sông băng tan chảy sẽ làm dòng nước ấm lên và gây tổn hại đến chúng.Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature đã chỉ ra hồi tháng 4 rằng các sông băng tan chảy là nguyên nhân của 30% lượng nước biển dâng.Vào tháng 2/2019, một hố dài gần 10km và sâu hơn 300 mét đã được phát hiện ở sông băng Thwaites ở châu Nam Cực với diện tích ngang ngửa với bang Florida. Sự hình thành của hố này cũng đồng nghĩa với việc 14 tỷ tấn băng đã mất đi. Các nhà khoa học ước tính rằng Thwaites có thể sụp xuống trong 100 năm nữa. Khi điều này xảy ra, mực nước biển sẽ tăng thêm 0,6 mét.Không chỉ ở châu Mỹ và châu Nam Cực, những dòng sông băng ở châu Âu cũng đang biến mất nhanh nhất từ trước đến giờ. Nhà khoa học Anton Neureiter nhận định với trang DW rằng: "Điều này hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Bạn có thể thấy sự thay đổi từ năm này qua năm khác, thậm chí là từ tháng này qua tháng khác mỗi lần bạn tới thăm sông băng Pasterze (Áo). Dòng sông này đang chết. Nó đang sụp đổ dần"./.
Những dòng sông băng đang dần biến mất trên thế giới. Tháng 9/2019, Hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã công bố một báo cáo cho biết những dòng sông băng đã mất hàng trăm tỷ tấn băng mỗi năm.
Các nhà khoa học khẳng định nếu con người không kiểm soát việc xả khí CO2, những dòng sông băng sẽ tiếp tục tan ra, gây nên "tình trạng lở đất, lở núi, đá rơi và ngập lụt".
Người chủ nhiệm báo cáo này Philippus Wester đã gọi đây là "cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mà bạn chưa từng nghe tới".
Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng 1/3 các chỏm băng trên đỉnh núi ở dãy Himalaya chạy dài từ Afghanistan đến Myanmar đang đối diện với nguy cơ tan chảy.
Những dòng sông băng là những gì còn sót lại của kỷ băng hà. Có 2 loại sông băng là sông băng vùng núi, xuất hiện trên các ngọn núi ở các lục địa, ngoại trừ châu Úc và loại thứ hai là những khối băng lớn được tìm thấy ở những nơi như Greenland hay châu Nam Cực.
Theo Antarctic Glaciers - một nhóm nghiên cứu về những dòng sông băng, có khoảng 198.000 sông băng bao phủ gần 1,2 triệu km vuông trên hành tinh. Chúng cũng bao phủ khoảng 10% khu vực đất liền của Trái Đất.
Sông băng được hình thành khi tuyết tích tụ lại nhưng chúng không tan chảy mà thay vào đó nén lại cho tới khi cứng lại. Các sông băng từ từ biến dạng và chảy do sức ép gây ra bởi khối lượng của chúng tạo thành các kẽ nứt.
Mauri Pelto, một nhà nghiên cứu về sông băng suốt 36 năm qua nhận định với Business Insider rằng việc các dòng sông băng đang dần biến mất không phải là một chủ đề mới nhưng điều đáng nói là mức độ tan chảy của chúng đang ngày càng tăng lên.
Những dòng sông băng đã trở thành chủ đề quốc tế vào tháng 9/2019 khi một khối băng 250.000 mét khối từ sông băng Planpincieux đe dọa đến thị trấn Courmeyeur của Italy.
Dòng sông băng này trải dài hơn 820 km. Thị trưởng khu vực này cho biết nếu dòng sông băng này sụp xuống, nó sẽ "tấn công" thung lũng chỉ trong 80 giây.
Theo tổ chức Di sản Thế giới, những dòng sông băng ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạt động môi trường bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, khí hậu toàn cầu và mực nước biển.
Nhà khoa học Caitlyn Florentine chuyên nghiên cứu về các dòng sông băng ở Bắc Mỹ nhận định cách tốt nhất để hiểu về ảnh hưởng của việc những dòng sông băng biến mất là nhìn vào các tác động khi chúng tan chảy. Có 3 ảnh hưởng chính, liên quan đến hệ sinh thái, mực nước biển dâng và nguồn tài nguyên nước.
Chẳng hạn như đối với hệ sinh thái, khi các sông băng tan chảy, chúng sẽ tác động tới cá hồi bởi loài cá này chỉ có thể sinh sản ở những nhiệt độ nhất định. Các sông băng tan chảy sẽ làm dòng nước ấm lên và gây tổn hại đến chúng.
Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature đã chỉ ra hồi tháng 4 rằng các sông băng tan chảy là nguyên nhân của 30% lượng nước biển dâng.
Vào tháng 2/2019, một hố dài gần 10km và sâu hơn 300 mét đã được phát hiện ở sông băng Thwaites ở châu Nam Cực với diện tích ngang ngửa với bang Florida. Sự hình thành của hố này cũng đồng nghĩa với việc 14 tỷ tấn băng đã mất đi. Các nhà khoa học ước tính rằng Thwaites có thể sụp xuống trong 100 năm nữa. Khi điều này xảy ra, mực nước biển sẽ tăng thêm 0,6 mét.
Không chỉ ở châu Mỹ và châu Nam Cực, những dòng sông băng ở châu Âu cũng đang biến mất nhanh nhất từ trước đến giờ. Nhà khoa học Anton Neureiter nhận định với trang DW rằng: "Điều này hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Bạn có thể thấy sự thay đổi từ năm này qua năm khác, thậm chí là từ tháng này qua tháng khác mỗi lần bạn tới thăm sông băng Pasterze (Áo). Dòng sông này đang chết. Nó đang sụp đổ dần"./.