Mảnh vỡ của xương hàm trên và xương gò má này có niên đại khoảng 1,4 triệu năm và dường như đây là hoá thạch lâu đời nhất của tổ tiên loài người từng được phát hiện.Nó vượt xa kỷ lục 200.000 năm trước đó của mẩu hóa thạch được tìm thấy trong một hang động Misliya từ thời tiền sử ở phía Bắc Israel. Trước đó, hóa thạch người hiện đại lâu đời nhất được phát hiện ngoài lãnh thổ châu Phi được ước tính chỉ khoảng 90.000 - 120.000 năm tuổi."Với niên đại khoảng 1,4 triệu năm tuổi chắc chắn đây không phải loài người tinh khôn Homo Sapien chúng ta ngay nay mà có khả năng thuộc về tổ tiên loài người đã tuyệt chủng và bí ẩn" - các nhà khoa học cho biết trong buổi họp báo.Một số nhà khoa học cho rằng đây có thể là một trong những tổ tiên chung cuối cùng giữa người Homo Sapiens và người Neanderthal. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể xác định xương hàm và xương gò má vừa được tìm thấy thuộc về loài người nào trong lịch sử.Họ cũng đang tìm hiểu xem chúng có liên hệ gì với người Homo antecessor hay không và sự thay đổi trên khuôn mặt trong quá trình tiến hoá của loại người tiền sử so với ngày nay.Một phát hiện mang tính đột phá khác tại Sierra de Atapuerca diễn ra vào năm 2007 khi họ tìm thấy tàn tích loài người cổ hominin có niên đại 1,2 triệu năm trước.Tất cả những khám phá này đều nhằm làm sáng tỏ một trong những chương quan trọng của lịch sử loài người cổ xưa. Đó là làn sóng di cư ra khỏi châu Phi.Phần xương mới phát hiện có thể thuộc về một cá nhân là thành viên của quần thể người đầu tiên sinh sống ở châu Âu. Người tinh khôn Homo Sapiens hiện đại về mặt giải phẫu đã tiến hóa ở châu Phi khoảng 300.000 năm trước.Tổ tiên của những quần thể người hiện nay bên ngoài châu Phi đã không rời lục địa này cho đến khoảng 60.000 năm trước. Họ có thể đã vào châu Âu khoảng 45.000 năm trước và nhanh chóng thay thế quần thể lâu đời của người Neanderthal đã bị tuyệt chủng.Sierra de Atapuerca là địa điểm từng biết đến như cái nôi của tổ tiên người tiền sử tại châu Âu. Vào năm 1994, các nhà khoa học đã phát hiện ra tàn tích của người tiền sử ở đây.Các mảnh xương mặt vừa tìm thấy sẽ được xác định niên đại bằng carbon phóng xạ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha về Sự tiến hóa của Con người ở Burgos.Kết quả của nghiên cứu sẽ được công bố sau 6-8 tháng.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Mảnh vỡ của xương hàm trên và xương gò má này có niên đại khoảng 1,4 triệu năm và dường như đây là hoá thạch lâu đời nhất của tổ tiên loài người từng được phát hiện.
Nó vượt xa kỷ lục 200.000 năm trước đó của mẩu hóa thạch được tìm thấy trong một hang động Misliya từ thời tiền sử ở phía Bắc Israel. Trước đó, hóa thạch người hiện đại lâu đời nhất được phát hiện ngoài lãnh thổ châu Phi được ước tính chỉ khoảng 90.000 - 120.000 năm tuổi.
"Với niên đại khoảng 1,4 triệu năm tuổi chắc chắn đây không phải loài người tinh khôn Homo Sapien chúng ta ngay nay mà có khả năng thuộc về tổ tiên loài người đã tuyệt chủng và bí ẩn" - các nhà khoa học cho biết trong buổi họp báo.
Một số nhà khoa học cho rằng đây có thể là một trong những tổ tiên chung cuối cùng giữa người Homo Sapiens và người Neanderthal. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể xác định xương hàm và xương gò má vừa được tìm thấy thuộc về loài người nào trong lịch sử.
Họ cũng đang tìm hiểu xem chúng có liên hệ gì với người Homo antecessor hay không và sự thay đổi trên khuôn mặt trong quá trình tiến hoá của loại người tiền sử so với ngày nay.
Một phát hiện mang tính đột phá khác tại Sierra de Atapuerca diễn ra vào năm 2007 khi họ tìm thấy tàn tích loài người cổ hominin có niên đại 1,2 triệu năm trước.
Tất cả những khám phá này đều nhằm làm sáng tỏ một trong những chương quan trọng của lịch sử loài người cổ xưa. Đó là làn sóng di cư ra khỏi châu Phi.
Phần xương mới phát hiện có thể thuộc về một cá nhân là thành viên của quần thể người đầu tiên sinh sống ở châu Âu. Người tinh khôn Homo Sapiens hiện đại về mặt giải phẫu đã tiến hóa ở châu Phi khoảng 300.000 năm trước.
Tổ tiên của những quần thể người hiện nay bên ngoài châu Phi đã không rời lục địa này cho đến khoảng 60.000 năm trước. Họ có thể đã vào châu Âu khoảng 45.000 năm trước và nhanh chóng thay thế quần thể lâu đời của người Neanderthal đã bị tuyệt chủng.
Sierra de Atapuerca là địa điểm từng biết đến như cái nôi của tổ tiên người tiền sử tại châu Âu. Vào năm 1994, các nhà khoa học đã phát hiện ra tàn tích của người tiền sử ở đây.
Các mảnh xương mặt vừa tìm thấy sẽ được xác định niên đại bằng carbon phóng xạ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha về Sự tiến hóa của Con người ở Burgos.
Kết quả của nghiên cứu sẽ được công bố sau 6-8 tháng.