Vào một ngày trong năm 1959, một nông dân ở thôn Đào Hoa, huyện Thạch Lâu, thị Lữ Hương thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc mang con trâu đi cày thửa ruộng của gia đình. Trong lúc cày ruộng, người nông dân vô tình phát hiện một hố đen. Khi đào sâu xuống lòng đất, ông phát hiện đó là một ngôi mộ cổ.Theo đó, người nông dân nhanh chóng thông báo cho cơ quan địa phương và các chuyên gia. Tới nơi, các chuyên gia thuộc đoàn khảo cổ tỉnh Sơn Tây kinh ngạc nhận thấy đất bên dưới mộ cổ có màu đỏ như máu. Sau khi kiểm tra kỹ, họ xác định bên trong mộ có nhiều chu sa nên đất có màu đỏ.Tiếp đến, các chuyên gia tiến hành khai quật ngôi mộ và có nhiều phát hiện quan trọng. Họ tìm thấy hơn 50 hiện vật bằng Đồng có từ thời nhà Thương - Chu. Trong số này có một bộ chuông hoàn chỉnh, 7 chiếc kiềng đồng.Căn cứ vào các hiện vật được tìm thấy cũng như cấu trúc của ngôi mộ, nhóm chuyên gia nhận định mộ cổ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi, được xây dựng vào thời nhà Thương hoặc nhà Chu.Sau khi đã khai quật và phân loại xong các hiện vật, đoàn khảo cổ chuẩn bị đưa chúng tới cơ sở nghiên cứu thì trời bất ngờ đổ mưa to. Theo đó, ngôi mộ bị ngập nước khá sâu. Lúc này, một thành viên trong đoàn khảo cổ nhớ ra vẫn còn một cổ vật chưa chuyển ra khỏi mộ.Vì vậy, hai chuyên gia lội nước vào bên trong tìm kiếm. Khi đang đi, một người vấp phải một vật gì dưới nước nên suýt ngã. Nhờ đồng nghiệp kịp thời đỡ nên chuyên gia kia không bị ngã. Thấy lạ, người này đưa tay xuống nước để kiểm tra xem đó là vật gì. Sau một lúc mò mẫm dưới nước, người này tìm được một con rồng màu xanh và nhanh chóng mang ra ngoài. Một chuyên gia ngay lập tức hô lớn: “Hãy báo cảnh sát càng sớm càng tốt vì có thể bên dưới vẫn còn đồ cổ”.Qua kiểm tra ban đầu, các chuyên gia xác định con rồng đó được làm bằng đồng. Sau nhiều năm ở trong mộ cổ, hiện vật bị oxy hóa nên chuyển sang màu xanh. Cổ vật này có chiều dài 43 cm, rộng 13 cm. Phần bụng của nó cong và phình ra, đuôi được cắt phẳng, trên lưng có một cái móc hình ô. Nhìn tổng thể, con rồng trông giống như một chiếc thuyền rồng đang neo đậu giữa mặt nước. Nó được chế tác khá tinh xảo với hình dáng độc đáo.Căn cứ vào những đặc điểm trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, người xưa đã tạo ra con rồng này làm bình đựng rượu. Vậy nên, họ đặt tên cho bảo vật là "Long hình quang" (có nghĩa bình rượu hình rồng). Hiện bảo vật quý hiếm này được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Sơn Tây.Sau một thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép, nhóm khảo cổ xác định được chủ nhân ngôi mộ là cha vợ của Khương Tử Nha - khai quốc công thần nhà Chu thuộc thế kỷ 12 trước Công Nguyên và là vị vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến quốc.Tương truyền, cha vợ của Khương Tử Nha đã làm ra "Long hình quang" để cầu nguyện cho những người vô tội bị Trụ vương tàn sát đẫm máu. Về sau, ông tặng chiếc bình hình rồng cho con rể Khương Tử Nha. Khi cha vợ qua đời, Khương Tử Nha đã chôn bình rượu quý có hình dáng độc đáo này cùng với các cổ vật khác trong ngôi mộ.Mời độc giả xem video: Xôn xao "hộp cá ướp muối" vẫn "ngon mắt" trong mộ cổ ngàn năm.
Vào một ngày trong năm 1959, một nông dân ở thôn Đào Hoa, huyện Thạch Lâu, thị Lữ Hương thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc mang con trâu đi cày thửa ruộng của gia đình. Trong lúc cày ruộng, người nông dân vô tình phát hiện một hố đen. Khi đào sâu xuống lòng đất, ông phát hiện đó là một ngôi mộ cổ.
Theo đó, người nông dân nhanh chóng thông báo cho cơ quan địa phương và các chuyên gia. Tới nơi, các chuyên gia thuộc đoàn khảo cổ tỉnh Sơn Tây kinh ngạc nhận thấy đất bên dưới mộ cổ có màu đỏ như máu. Sau khi kiểm tra kỹ, họ xác định bên trong mộ có nhiều chu sa nên đất có màu đỏ.
Tiếp đến, các chuyên gia tiến hành khai quật ngôi mộ và có nhiều phát hiện quan trọng. Họ tìm thấy hơn 50 hiện vật bằng Đồng có từ thời nhà Thương - Chu. Trong số này có một bộ chuông hoàn chỉnh, 7 chiếc kiềng đồng.
Căn cứ vào các hiện vật được tìm thấy cũng như cấu trúc của ngôi mộ, nhóm chuyên gia nhận định mộ cổ có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi, được xây dựng vào thời nhà Thương hoặc nhà Chu.
Sau khi đã khai quật và phân loại xong các hiện vật, đoàn khảo cổ chuẩn bị đưa chúng tới cơ sở nghiên cứu thì trời bất ngờ đổ mưa to. Theo đó, ngôi mộ bị ngập nước khá sâu. Lúc này, một thành viên trong đoàn khảo cổ nhớ ra vẫn còn một cổ vật chưa chuyển ra khỏi mộ.
Vì vậy, hai chuyên gia lội nước vào bên trong tìm kiếm. Khi đang đi, một người vấp phải một vật gì dưới nước nên suýt ngã. Nhờ đồng nghiệp kịp thời đỡ nên chuyên gia kia không bị ngã. Thấy lạ, người này đưa tay xuống nước để kiểm tra xem đó là vật gì. Sau một lúc mò mẫm dưới nước, người này tìm được một con rồng màu xanh và nhanh chóng mang ra ngoài. Một chuyên gia ngay lập tức hô lớn: “Hãy báo cảnh sát càng sớm càng tốt vì có thể bên dưới vẫn còn đồ cổ”.
Qua kiểm tra ban đầu, các chuyên gia xác định con rồng đó được làm bằng đồng. Sau nhiều năm ở trong mộ cổ, hiện vật bị oxy hóa nên chuyển sang màu xanh. Cổ vật này có chiều dài 43 cm, rộng 13 cm. Phần bụng của nó cong và phình ra, đuôi được cắt phẳng, trên lưng có một cái móc hình ô. Nhìn tổng thể, con rồng trông giống như một chiếc thuyền rồng đang neo đậu giữa mặt nước. Nó được chế tác khá tinh xảo với hình dáng độc đáo.
Căn cứ vào những đặc điểm trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, người xưa đã tạo ra con rồng này làm bình đựng rượu. Vậy nên, họ đặt tên cho bảo vật là "Long hình quang" (có nghĩa bình rượu hình rồng). Hiện bảo vật quý hiếm này được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Sơn Tây.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép, nhóm khảo cổ xác định được chủ nhân ngôi mộ là cha vợ của Khương Tử Nha - khai quốc công thần nhà Chu thuộc thế kỷ 12 trước Công Nguyên và là vị vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến quốc.
Tương truyền, cha vợ của Khương Tử Nha đã làm ra "Long hình quang" để cầu nguyện cho những người vô tội bị Trụ vương tàn sát đẫm máu. Về sau, ông tặng chiếc bình hình rồng cho con rể Khương Tử Nha. Khi cha vợ qua đời, Khương Tử Nha đã chôn bình rượu quý có hình dáng độc đáo này cùng với các cổ vật khác trong ngôi mộ.
Mời độc giả xem video: Xôn xao "hộp cá ướp muối" vẫn "ngon mắt" trong mộ cổ ngàn năm.