Tháng 4 và 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Đông Nam Á khi nhiệt độ liên tục tăng cao và phá kỷ lục trước đó. Trong năm nay, các đợt nắng nóng trong khu vực diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt chưa từng có trước đây ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, bao gồm Thái Lan và Việt Nam.Một báo cáo gần đây của World Weather Attribution (WWA) do liên minh các nhà khoa học quốc tế công bố cho thấy đợt nắng nóng tháng 4 vừa qua ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần.Sự việc này xảy ra là do hiện tượng biến đổi khí hậu. Các đợt nắng nóng "như thiêu như đốt" ở Đông Nam Á thậm chí còn trở nên khó chịu và nguy hiểm hơn do độ ẩm cao.Theo các chuyên gia, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ khắc nghiệt sẽ khiến cơ thể con người khó có thể tự điều chỉnh hạ nhiệt. Khi ấy, con người có thể mắc các mệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức vì nóng. Đặc biệt, những người mắc bệnh tim và các vấn đề về thận, tiểu đường hay người mang thai thì có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng."Khi độ ẩm xung quanh rất cao, cơ thể con người sẽ tiếp tục đổ mồ hôi để cố gắng giải phóng độ ẩm tự làm mát. Tuy nhiên, do mồ hôi không bay hơi được nên cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp cấp tính, người dân có thể say nắng, thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao một đợt nắng nóng ẩm ướt nguy hiểm hơn một đợt nắng nóng khô", Mariam Zachariah, Cộng tác viên nghiên cứu về phân bổ gần thời gian thực cho các sự kiện cực đoan đối với biến đổi khí hậu tại sáng kiến Phân bổ thời tiết thế giới tại Đại học Hoàng gia London cho biết.Theo kết quả phân tích của CNN về dữ liệu của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 vừa qua, 6 quốc gia ở phần lục địa của Đông Nam Á đã đạt đến mức nhiệt hơn 40 độ C mỗi ngày, ở trên ngưỡng được coi là nguy hiểm. Sự việc này ảnh hưởng lớn đến những người có vấn đề về sức khỏe hoặc những người không quen với nhiệt độ quá cao.Tại Thái Lan, 20 ngày trong tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5 đạt nhiệt độ gần như hơn 46 độ C. Trong khi đó, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia cũng trải qua nhiều đợt nắng nóng gay gắt khắc nghiệt với mức nhiệt cao.Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ cảm nhận được nóng hơn 2 độ C so với nhiệt độ có thể xảy ra nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu là vấn đề ô nhiễm.Các chuyên gia dự đoán nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp diễn và mức nhiệt tăng lên 2 độ C thì những đợt nóng ẩm như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.Các đợt sóng nhiệt nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân trên thế giới mà còn đe dọa môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, khiến chất lượng không khí xấu đi, phá hoại mùa màng, tăng nguy cơ cháy rừng và phá hủy cơ sở hạ tầng.Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.
Tháng 4 và 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Đông Nam Á khi nhiệt độ liên tục tăng cao và phá kỷ lục trước đó. Trong năm nay, các đợt nắng nóng trong khu vực diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt chưa từng có trước đây ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, bao gồm Thái Lan và Việt Nam.
Một báo cáo gần đây của World Weather Attribution (WWA) do liên minh các nhà khoa học quốc tế công bố cho thấy đợt nắng nóng tháng 4 vừa qua ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần.
Sự việc này xảy ra là do hiện tượng biến đổi khí hậu. Các đợt nắng nóng "như thiêu như đốt" ở Đông Nam Á thậm chí còn trở nên khó chịu và nguy hiểm hơn do độ ẩm cao.
Theo các chuyên gia, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ khắc nghiệt sẽ khiến cơ thể con người khó có thể tự điều chỉnh hạ nhiệt. Khi ấy, con người có thể mắc các mệnh liên quan đến nhiệt như say nắng, kiệt sức vì nóng. Đặc biệt, những người mắc bệnh tim và các vấn đề về thận, tiểu đường hay người mang thai thì có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
"Khi độ ẩm xung quanh rất cao, cơ thể con người sẽ tiếp tục đổ mồ hôi để cố gắng giải phóng độ ẩm tự làm mát. Tuy nhiên, do mồ hôi không bay hơi được nên cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp cấp tính, người dân có thể say nắng, thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao một đợt nắng nóng ẩm ướt nguy hiểm hơn một đợt nắng nóng khô", Mariam Zachariah, Cộng tác viên nghiên cứu về phân bổ gần thời gian thực cho các sự kiện cực đoan đối với biến đổi khí hậu tại sáng kiến Phân bổ thời tiết thế giới tại Đại học Hoàng gia London cho biết.
Theo kết quả phân tích của CNN về dữ liệu của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 vừa qua, 6 quốc gia ở phần lục địa của Đông Nam Á đã đạt đến mức nhiệt hơn 40 độ C mỗi ngày, ở trên ngưỡng được coi là nguy hiểm. Sự việc này ảnh hưởng lớn đến những người có vấn đề về sức khỏe hoặc những người không quen với nhiệt độ quá cao.
Tại Thái Lan, 20 ngày trong tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5 đạt nhiệt độ gần như hơn 46 độ C. Trong khi đó, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia cũng trải qua nhiều đợt nắng nóng gay gắt khắc nghiệt với mức nhiệt cao.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ cảm nhận được nóng hơn 2 độ C so với nhiệt độ có thể xảy ra nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu là vấn đề ô nhiễm.
Các chuyên gia dự đoán nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp diễn và mức nhiệt tăng lên 2 độ C thì những đợt nóng ẩm như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.
Các đợt sóng nhiệt nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân trên thế giới mà còn đe dọa môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, khiến chất lượng không khí xấu đi, phá hoại mùa màng, tăng nguy cơ cháy rừng và phá hủy cơ sở hạ tầng.
Mời độc giả xem video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt.