Đồng hồ Thái Dương (còn gọi là đồng hồ đá) do ông Lưu Văn Lang (còn gọi bác Vật Lang, 1880-1969, là kỹ sư ngành công chánh đầu tiên của Nam Bộ được đào tạo ở Pháp) xây dựng khoảng năm 1913, đặt trước khuôn viên dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu thời Pháp thuộc. Hiện, di tích nằm trên đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu.Chiếc đồng hồ được xây dựng bằng gạch thẻ, bề mặt được ốp bằng gạch tàu. Trên bề mặt đồng hồ có 3 phần: Phần ở giữa là một gờ cao khối hình chữ nhật nhô ra phía trước; 2 phần còn lại là khối hình vuông cân đối ở 2 bên, có vạch số La Mã từ I đến XII để chỉ giờ.Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào gờ cao sẽ chia mặt đồng hồ làm 2 mảng sáng - tối. Lằn ranh giới giữa 2 mảng sáng - tối này chính là kim chỉ giờ của đồng hồ.Theo ghi nhận, ngoài khuôn viên di tích rộng khoảng 500m2 có trồng cây xanh, lát đá sạch sẽ. Chiếc đồng hồ đá hiện nay có dấu hiệu xuống cấp. Mặt trước đồng hồ phần gạch tàu bị bong tróc, lồi lõm, rong rêu bám đen.Các vạch số La Mã chỉ giờ đã bị mờ, thậm chí không còn nhìn thấy. Phía mặt sau và xung quanh chiếc đồng hồ cũng bị rong rêu bám.Trước tình trạng mưa nắng, chiếc đồng hồ "có một không hai” ở Việt Nam này có nguy cơ hư hỏng nặng và khó phục hồi nếu không sớm có biện pháp trùng tu.Theo Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, đây là chiếc đồng hồ được xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam cho đến nay. Năm 2006, UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định xếp hạng đồng hồ Thái Dương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
Đồng hồ Thái Dương (còn gọi là đồng hồ đá) do ông Lưu Văn Lang (còn gọi bác Vật Lang, 1880-1969, là kỹ sư ngành công chánh đầu tiên của Nam Bộ được đào tạo ở Pháp) xây dựng khoảng năm 1913, đặt trước khuôn viên dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu thời Pháp thuộc. Hiện, di tích nằm trên đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu.
Chiếc đồng hồ được xây dựng bằng gạch thẻ, bề mặt được ốp bằng gạch tàu. Trên bề mặt đồng hồ có 3 phần: Phần ở giữa là một gờ cao khối hình chữ nhật nhô ra phía trước; 2 phần còn lại là khối hình vuông cân đối ở 2 bên, có vạch số La Mã từ I đến XII để chỉ giờ.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào gờ cao sẽ chia mặt đồng hồ làm 2 mảng sáng - tối. Lằn ranh giới giữa 2 mảng sáng - tối này chính là kim chỉ giờ của đồng hồ.
Theo ghi nhận, ngoài khuôn viên di tích rộng khoảng 500m2 có trồng cây xanh, lát đá sạch sẽ. Chiếc đồng hồ đá hiện nay có dấu hiệu xuống cấp. Mặt trước đồng hồ phần gạch tàu bị bong tróc, lồi lõm, rong rêu bám đen.
Các vạch số La Mã chỉ giờ đã bị mờ, thậm chí không còn nhìn thấy. Phía mặt sau và xung quanh chiếc đồng hồ cũng bị rong rêu bám.
Trước tình trạng mưa nắng, chiếc đồng hồ "có một không hai” ở Việt Nam này có nguy cơ hư hỏng nặng và khó phục hồi nếu không sớm có biện pháp trùng tu.
Theo Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, đây là chiếc đồng hồ được xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam cho đến nay. Năm 2006, UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định xếp hạng đồng hồ Thái Dương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cần được bảo tồn và phát huy giá trị.