Với diện tích 5,5 triệu km2, khu rừng nhiệt đới Amazon trải dài từ lãnh thổ Brazil (chiếm hơn 60% tổng diện tích) sang các nước Nam Mỹ là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia, cánh rừng này tạo ra 20% oxy trong khí quyển Trái đất.Thảm thực vật ở rừng Amazon vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng hoạt động như một máy lọc không khí khổng lồ khi tạo ra oxy và hấp thụ khí CO2.Theo các chuyên gia, 1/4 số loài trên Trái đất sinh trưởng trong rừng Amazon (bao gồm khoảng 30.000 loài thực vật).70% loài thực vật ở rừng Amazon được sử dụng làm nguyên liệu trong bào chế, sản xuất thuốc.Khoảng 80% các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ rừng Amazon. Trong số này có hơn 3.000 loại trái cây như cam, chanh, bơ, dừa, bưởi, xoài, dứa...Ngoài thực vật, động vật ở rừng Amazon cũng khiến giới chuyên gia kinh ngạc khi có tới 2.500 loài cá, 1.500 loài chim, 500 loài động vật có vú, 550 loài bò sát và khoảng 2,5 triệu loài côn trùng.Rừng nhiệt đới Amazon còn được gọi là "bể chứa" carbon của Trái đất khi hấp thụ nhiều CO2 hơn lượng thải ra. Theo ước tính, nó hấp thu khoảng 90 - 140 tỷ tấn CO2. Nhờ vậy, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới giúp kiểm soát đáng kể hiện tượng nóng lên toàn cầu.Thêm nữa, rừng nhiệt đới Amazon cung cấp 20% lượng nước ngọt không đóng băng thông qua hệ thống sông Amazon - con sông dài thứ 2 trên thế giới.Từ khoảng 11.000 năm trước, con người bắt đầu định cư tại rừng Amazon. Ngày nay, địa điểm này là nơi sinh sống của khoảng 34 triệu người.Trong số này có khoảng 3 triệu thổ dân da đỏ. Họ thuộc hơn 400 bộ lạc khác nhau. Mỗi bộ lạc có nền văn hóa độc đáo. Thêm nữa, một số bộ tộc chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài và duy trì lối sống săn bắt, hái lượm suốt nhiều thế kỷ. Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.
Với diện tích 5,5 triệu km2, khu rừng nhiệt đới Amazon trải dài từ lãnh thổ Brazil (chiếm hơn 60% tổng diện tích) sang các nước Nam Mỹ là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia, cánh rừng này tạo ra 20% oxy trong khí quyển Trái đất.
Thảm thực vật ở rừng Amazon vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng hoạt động như một máy lọc không khí khổng lồ khi tạo ra oxy và hấp thụ khí CO2.
Theo các chuyên gia, 1/4 số loài trên Trái đất sinh trưởng trong rừng Amazon (bao gồm khoảng 30.000 loài thực vật).
70% loài thực vật ở rừng Amazon được sử dụng làm nguyên liệu trong bào chế, sản xuất thuốc.
Khoảng 80% các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ rừng Amazon. Trong số này có hơn 3.000 loại trái cây như cam, chanh, bơ, dừa, bưởi, xoài, dứa...
Ngoài thực vật, động vật ở rừng Amazon cũng khiến giới chuyên gia kinh ngạc khi có tới 2.500 loài cá, 1.500 loài chim, 500 loài động vật có vú, 550 loài bò sát và khoảng 2,5 triệu loài côn trùng.
Rừng nhiệt đới Amazon còn được gọi là "bể chứa" carbon của Trái đất khi hấp thụ nhiều CO2 hơn lượng thải ra. Theo ước tính, nó hấp thu khoảng 90 - 140 tỷ tấn CO2. Nhờ vậy, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới giúp kiểm soát đáng kể hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Thêm nữa, rừng nhiệt đới Amazon cung cấp 20% lượng nước ngọt không đóng băng thông qua hệ thống sông Amazon - con sông dài thứ 2 trên thế giới.
Từ khoảng 11.000 năm trước, con người bắt đầu định cư tại rừng Amazon. Ngày nay, địa điểm này là nơi sinh sống của khoảng 34 triệu người.
Trong số này có khoảng 3 triệu thổ dân da đỏ. Họ thuộc hơn 400 bộ lạc khác nhau. Mỗi bộ lạc có nền văn hóa độc đáo. Thêm nữa, một số bộ tộc chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài và duy trì lối sống săn bắt, hái lượm suốt nhiều thế kỷ.
Mời độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An. Nguồn: VTV4.