Nằm ở ngôi làng Chamarel, phía nam Mauritius, Công viên địa chất Seven Colored Earth hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhiều nhiếp ảnh gia cũng tới đây để chụp ảnh vùng đất "7 sắc cầu vồng" đẹp như trong cổ tích.Công viên địa chất Seven Colored Earth có những dải đất và đụn cát có nhiều màu sắc nổi bật như đỏ, nâu, vàng, tím, xanh lá cây, xanh dương và tía.Với diện tích khoảng 7.500 m2, Công viên địa chất Seven Colored Earth được các chuyên gia ước tính có niên đại khoảng 7 triệu năm tuổi. Kỳ quan thiên nhiên này được cho là kết quả của hoạt động núi lửa trong suốt nhiều thế kỷ.Theo các nhà khoa học, những dải đất và đụn cát đầy màu sắc ở Công viên địa chất Seven Colored Earth được hình thành do quá trình phân hủy bazan.Nước khoáng phá hủy thành phần hóa học trong đất, tạo ra đất giàu sắt và nhôm. Điều này khiến vùng đất này có màu đỏ và xanh dương.Những màu sắc khác ở Công viên địa chất Seven Colored Earth được cho có thể được tạo ra khi đá nóng chảy nguội đi ở nhiệt độ khác nhau, dẫn tới sự pha trộn màu đỏ và xanh dương tạo thành các màu sắc nổi bật như mọi người thấy ngày nay.Thêm nữa, trải qua nhiều thế kỷ, quá trình xói mòn do mưa lớn tạo nên hình dạng gò đồi và khe dốc lồi lõm độc đáo.Thú vị hơn nữa là nếu trộn lẫn những dải màu khác nhau ở Công viên địa chất Seven Colored Earth thì chúng vẫn sẽ tách ra và hợp lại theo từng nhóm màu sắc riêng.Ngay cả khi Mauritius thường xuyên có mưa lớn, các dải đất và đụn cát đầy màu sắc ở "vùng đất cổ tích" Seven Colored Earth gần như không bị xói mòn.Mời độc giả xem video: Đến thăm 10 vùng đất "đẹp lạ" có 1-0-2 trên thế giới.
Nằm ở ngôi làng Chamarel, phía nam Mauritius, Công viên địa chất Seven Colored Earth hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhiều nhiếp ảnh gia cũng tới đây để chụp ảnh vùng đất "7 sắc cầu vồng" đẹp như trong cổ tích.
Công viên địa chất Seven Colored Earth có những dải đất và đụn cát có nhiều màu sắc nổi bật như đỏ, nâu, vàng, tím, xanh lá cây, xanh dương và tía.
Với diện tích khoảng 7.500 m2, Công viên địa chất Seven Colored Earth được các chuyên gia ước tính có niên đại khoảng 7 triệu năm tuổi. Kỳ quan thiên nhiên này được cho là kết quả của hoạt động núi lửa trong suốt nhiều thế kỷ.
Theo các nhà khoa học, những dải đất và đụn cát đầy màu sắc ở Công viên địa chất Seven Colored Earth được hình thành do quá trình phân hủy bazan.
Nước khoáng phá hủy thành phần hóa học trong đất, tạo ra đất giàu sắt và nhôm. Điều này khiến vùng đất này có màu đỏ và xanh dương.
Những màu sắc khác ở Công viên địa chất Seven Colored Earth được cho có thể được tạo ra khi đá nóng chảy nguội đi ở nhiệt độ khác nhau, dẫn tới sự pha trộn màu đỏ và xanh dương tạo thành các màu sắc nổi bật như mọi người thấy ngày nay.
Thêm nữa, trải qua nhiều thế kỷ, quá trình xói mòn do mưa lớn tạo nên hình dạng gò đồi và khe dốc lồi lõm độc đáo.
Thú vị hơn nữa là nếu trộn lẫn những dải màu khác nhau ở Công viên địa chất Seven Colored Earth thì chúng vẫn sẽ tách ra và hợp lại theo từng nhóm màu sắc riêng.
Ngay cả khi Mauritius thường xuyên có mưa lớn, các dải đất và đụn cát đầy màu sắc ở "vùng đất cổ tích" Seven Colored Earth gần như không bị xói mòn.
Mời độc giả xem video: Đến thăm 10 vùng đất "đẹp lạ" có 1-0-2 trên thế giới.