Đại dịch Cái chết Đen (Black Death) là từ dùng để mô tả mức độ thảm khốc của trận đại dịch dịch hạch hoành hành tại nhiều nước trên thế giới vào giữa thế kỷ 14. Theo ước tính, từ năm 1346 - 1353, dịch bệnh nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của 60% dân số châu Âu, Trung Đông và châu Phi.Trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã xác định được thời gian và nơi khởi nguồn đại dịch Cái chết Đen.Giáo sư Johannes Krause ở Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức là một trong các thành viên thuộc nhóm nghiên cứu trên cho hay đã tìm thấy những "bệnh nhân số 0" trong đại dịch Cái chết Đen tại Kyrgyzstan.Theo các chuyên gia, khi tiến hành cuộc khai quật tại 2 nghĩa trang gần hồ Issyk-Kul ở miền bắc Kyrgyzstan ngày nay, họ có phát hiện quan trọng liên quan đến 467 ngôi mộ có từ năm 1248 - 1345.Trong số các ngôi mộ này, các chuyên gia phát hiện số ca tử vong có sự tăng đột ngột trong khoảng thời gian trên.Đặc biệt, số ca tử vong cao bất thường trong thời gian từ năm 1338 - 1339 với 118 trên tổng số 467 ngôi mộ.Thêm nữa, các chuyên gia phát hiện chữ khắc trên một số bia mộ có nhắc tới tới nguyên nhân tử vong là "mawtānā" - từ dùng để chỉ bệnh dịch hạch trong tiếng Syriac.Tiếp đến, các chuyên gia tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm ADN từ các bộ hài cốt khai quật tại nghĩa trang.Kết quả cho thấy ADN của phần lớn những người này có chứa ADN của vi khuẩn Yersinia pestis. Đây là loại vi khuẩn được các chuyên gia xác định là nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch.Thêm nữa, phân tích đầy đủ hệ gene của vi khuẩn Yersinia pestis cũng cho thấy đây là tổ tiên trực tiếp của chủng gây ra đại dịch Cái chết Đen hoành hành ở châu Âu sau đó.Mời độc giả xem video: An Giang: Bắt 150 người tụ tập đánh bạc giữa đại dịch Covid-19. Nguồn: THDT.
Đại dịch Cái chết Đen (Black Death) là từ dùng để mô tả mức độ thảm khốc của trận đại dịch dịch hạch hoành hành tại nhiều nước trên thế giới vào giữa thế kỷ 14. Theo ước tính, từ năm 1346 - 1353, dịch bệnh nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của 60% dân số châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã xác định được thời gian và nơi khởi nguồn đại dịch Cái chết Đen.
Giáo sư Johannes Krause ở Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức là một trong các thành viên thuộc nhóm nghiên cứu trên cho hay đã tìm thấy những "bệnh nhân số 0" trong đại dịch Cái chết Đen tại Kyrgyzstan.
Theo các chuyên gia, khi tiến hành cuộc khai quật tại 2 nghĩa trang gần hồ Issyk-Kul ở miền bắc Kyrgyzstan ngày nay, họ có phát hiện quan trọng liên quan đến 467 ngôi mộ có từ năm 1248 - 1345.
Trong số các ngôi mộ này, các chuyên gia phát hiện số ca tử vong có sự tăng đột ngột trong khoảng thời gian trên.
Đặc biệt, số ca tử vong cao bất thường trong thời gian từ năm 1338 - 1339 với 118 trên tổng số 467 ngôi mộ.
Thêm nữa, các chuyên gia phát hiện chữ khắc trên một số bia mộ có nhắc tới tới nguyên nhân tử vong là "mawtānā" - từ dùng để chỉ bệnh dịch hạch trong tiếng Syriac.
Tiếp đến, các chuyên gia tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm ADN từ các bộ hài cốt khai quật tại nghĩa trang.
Kết quả cho thấy ADN của phần lớn những người này có chứa ADN của vi khuẩn Yersinia pestis. Đây là loại vi khuẩn được các chuyên gia xác định là nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch.
Thêm nữa, phân tích đầy đủ hệ gene của vi khuẩn Yersinia pestis cũng cho thấy đây là tổ tiên trực tiếp của chủng gây ra đại dịch Cái chết Đen hoành hành ở châu Âu sau đó.
Mời độc giả xem video: An Giang: Bắt 150 người tụ tập đánh bạc giữa đại dịch Covid-19. Nguồn: THDT.