Sau khi sử dụng sử dụng kỹ thuật địa chấn học phản xạ, các nhà khoa học phát hiện ra một cảnh quan "thung lũng đường hầm", được chạm khắc tuyệt đẹp bởi các con sông băng cổ đại dưới đáy Bắc Băng Dương."Thung lũng đường hầm" vốn dĩ là thế giới kỷ băng hà từng tồn tại trên bề mặt Trái Đất 21.000 trước. Tuy nhiên, hoạt động địa chất của Trái đất đã khiến cả mảng đất rộng lớn chìm xuống đại dương nguyên vẹn.Để tìm ra "thung lũng đường hầm" này, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp địa chấn học phản xạ - dùng các rung động lan truyền dưới lòng đất để tạo ra một "bản đồ 3D" về các cấu trúc ngầm.Nhiều cấu trúc lạ lùng của Trái đất đã được nhiều nhóm nghiên cứu tìm ra thông qua kỹ thuật này, nhưng việc tìm thấy cả một cảnh quan cổ đại nguyên vẹn là điều hiếm thấy.Việc phát hiện cảnh quan cổ đại nguyên vẹn sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về quá khứ của các sông băng kỷ băng hà, từ đó hé lộ nhiều chi tiết bất ngờ về quá trình biến động của Trái đất.Thế giới bị thất lạc cũng đang trải qua những điều mà thế giới hiện đại trải qua: sự tan chảy của các sông băng do khí hậu ấm dần lên.Do đó nghiên cứu về "thung lũng đường hầm" có thể giúp chúng ta dự đoán được những gì sẽ xảy ra ở các vùng băng giá ở Bắc Cực và Nam Cực.Hiện nay, hiện tượng băng tan ở Bắc Băng Dương đang ở mức báo động. Tạp chí về biến đổi khí hậu “Nature Climat Change” (Anh) đã đưa ra một giả thuyết khẳng định việc Bắc Cực sẽ tan băng hoàn toàn vào năm 2035.Hiện tượng băng tan vào mùa hè ở biển Bắc Cực, và nhiệt độ gia tăng nhanh chóng trên toàn bộ khu vực, sẽ làm cho lượng khí mêtan khổng lồ đang bị mắc kẹt có thể bất ngờ phát thải vào khí quyển, dẫn đến sự biến đổi khí hậu (trên phạm vi toàn cầu) nhanh chóng và nghiêm trọng.Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc cực chứa tới 1672 tỷ tấn cacbon. Chúng cao gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển. Lượng khí này nếu được giải phóng khi lớp băng vĩnh cửu ở Bắc cực tan sẽ làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng lên.Hiện tượng băng tan sẽ tạo nên những tảng băng lớn. Làm ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại. Khi các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi cò kích thước lớn sẽ làm tàu bị hư hỏng nặng. Thậm chí có thể bị nhấn chìm.Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu. Mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng “biển lấn” – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền. Dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Sau khi sử dụng sử dụng kỹ thuật địa chấn học phản xạ, các nhà khoa học phát hiện ra một cảnh quan "thung lũng đường hầm", được chạm khắc tuyệt đẹp bởi các con sông băng cổ đại dưới đáy Bắc Băng Dương.
"Thung lũng đường hầm" vốn dĩ là thế giới kỷ băng hà từng tồn tại trên bề mặt Trái Đất 21.000 trước. Tuy nhiên, hoạt động địa chất của Trái đất đã khiến cả mảng đất rộng lớn chìm xuống đại dương nguyên vẹn.
Để tìm ra "thung lũng đường hầm" này, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp địa chấn học phản xạ - dùng các rung động lan truyền dưới lòng đất để tạo ra một "bản đồ 3D" về các cấu trúc ngầm.
Nhiều cấu trúc lạ lùng của Trái đất đã được nhiều nhóm nghiên cứu tìm ra thông qua kỹ thuật này, nhưng việc tìm thấy cả một cảnh quan cổ đại nguyên vẹn là điều hiếm thấy.
Việc phát hiện cảnh quan cổ đại nguyên vẹn sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về quá khứ của các sông băng kỷ băng hà, từ đó hé lộ nhiều chi tiết bất ngờ về quá trình biến động của Trái đất.
Thế giới bị thất lạc cũng đang trải qua những điều mà thế giới hiện đại trải qua: sự tan chảy của các sông băng do khí hậu ấm dần lên.
Do đó nghiên cứu về "thung lũng đường hầm" có thể giúp chúng ta dự đoán được những gì sẽ xảy ra ở các vùng băng giá ở Bắc Cực và Nam Cực.
Hiện nay, hiện tượng băng tan ở Bắc Băng Dương đang ở mức báo động. Tạp chí về biến đổi khí hậu “Nature Climat Change” (Anh) đã đưa ra một giả thuyết khẳng định việc Bắc Cực sẽ tan băng hoàn toàn vào năm 2035.
Hiện tượng băng tan vào mùa hè ở biển Bắc Cực, và nhiệt độ gia tăng nhanh chóng trên toàn bộ khu vực, sẽ làm cho lượng khí mêtan khổng lồ đang bị mắc kẹt có thể bất ngờ phát thải vào khí quyển, dẫn đến sự biến đổi khí hậu (trên phạm vi toàn cầu) nhanh chóng và nghiêm trọng.
Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc cực chứa tới 1672 tỷ tấn cacbon. Chúng cao gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển. Lượng khí này nếu được giải phóng khi lớp băng vĩnh cửu ở Bắc cực tan sẽ làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng lên.
Hiện tượng băng tan sẽ tạo nên những tảng băng lớn. Làm ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại. Khi các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi cò kích thước lớn sẽ làm tàu bị hư hỏng nặng. Thậm chí có thể bị nhấn chìm.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu. Mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng “biển lấn” – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền. Dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều.