Thuốc cá hay dây mật (Derris elliptica) là tên gọi của một loài dây leo thuộc họ Đậu, mọc phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, gồm Việt Nam, và các đảo phía tây Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Plantnet.Loài cây này có một đặc điểm sinh học nổi bật là rễ chứa nhiều rotenon, một chất cực độc đối với loài cá, bò sát và động vật không xương sống nhưng chỉ độc vừa phải với người và các loài động vật máu nóng. Ảnh: Boris Private Sanctum.Từ xa xưa, ở Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực, cư dân bản địa đã biết tận dụng độc tính của cây thuốc cá để thực hiện một phương pháp đánh bắt cá độc đáo. Ảnh: iNaturalist.Cụ thể, rễ cây thuốc cá sẽ được nghiền nát và ném xuống nước ở nơi có nhiều cá. Cá bị choáng hoặc bị chết do độc tố rotenon sẽ nổi lên mặt nước, có thể vớt dễ dàng. Ảnh: BioLib.Chất độc của cây thuốc cá cũng có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu hữu cơ, dùng để kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng, chống ký sinh trùng trên gia súc hoặc loại bỏ côn trùng có hại trong nhà. Ảnh: สมุนไพรดอทคอม.Từ những năm 1930, thuốc trừ sâu từ cây thuốc cá đã được nghiên cứu và sản xuất trên quy mô công nghiệp ở các nước Âu - Mỹ, thường được biết đến với tên gọi là bột Derris. Ảnh: The Seed Collection.Dù có nguồn gốc sinh học, các chuyên gia trong lĩnh vực sinh thái và trồng trọt hữu cơ không coi thuốc trừ sâu từ cây thuốc cá là tốt về sinh thái vì nó có tác động tiêu cực đến môi trường nếu bị lạm dụng. Ảnh: Wikipedia.Trong lĩnh vực y dược, rễ cây thuốc cá có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế thuốc tẩy giun và thuốc chữa ghẻ dưới dạng thuốc mỡ. Ảnh: Wikipedia.Về mặt hình thái, cây thuốc cá được nhận dạng qua những chiếc lá kép lông chim lẻ (5-15 nhánh) mọc so le. Hoa của loài cây này nhỏ, đài hoa màu hồng, cánh hoa màu trắng hay hồng. Ảnh: Wikipedia.Quả cây thuốc cá có dạng giống quả đậu dài 3–10 cm, có 1-5 hạt, chứa độc tố mạnh. Một số trường hợp ngộ độc đến mức nguy kịch do ăn nhầm hạt thuốc cá đã được ghi nhận ở Việt Nam... Ảnh: iNaturalist.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Thuốc cá hay dây mật (Derris elliptica) là tên gọi của một loài dây leo thuộc họ Đậu, mọc phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, gồm Việt Nam, và các đảo phía tây Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Plantnet.
Loài cây này có một đặc điểm sinh học nổi bật là rễ chứa nhiều rotenon, một chất cực độc đối với loài cá, bò sát và động vật không xương sống nhưng chỉ độc vừa phải với người và các loài động vật máu nóng. Ảnh: Boris Private Sanctum.
Từ xa xưa, ở Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực, cư dân bản địa đã biết tận dụng độc tính của cây thuốc cá để thực hiện một phương pháp đánh bắt cá độc đáo. Ảnh: iNaturalist.
Cụ thể, rễ cây thuốc cá sẽ được nghiền nát và ném xuống nước ở nơi có nhiều cá. Cá bị choáng hoặc bị chết do độc tố rotenon sẽ nổi lên mặt nước, có thể vớt dễ dàng. Ảnh: BioLib.
Chất độc của cây thuốc cá cũng có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu hữu cơ, dùng để kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng, chống ký sinh trùng trên gia súc hoặc loại bỏ côn trùng có hại trong nhà. Ảnh: สมุนไพรดอทคอม.
Từ những năm 1930, thuốc trừ sâu từ cây thuốc cá đã được nghiên cứu và sản xuất trên quy mô công nghiệp ở các nước Âu - Mỹ, thường được biết đến với tên gọi là bột Derris. Ảnh: The Seed Collection.
Dù có nguồn gốc sinh học, các chuyên gia trong lĩnh vực sinh thái và trồng trọt hữu cơ không coi thuốc trừ sâu từ cây thuốc cá là tốt về sinh thái vì nó có tác động tiêu cực đến môi trường nếu bị lạm dụng. Ảnh: Wikipedia.
Trong lĩnh vực y dược, rễ cây thuốc cá có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế thuốc tẩy giun và thuốc chữa ghẻ dưới dạng thuốc mỡ. Ảnh: Wikipedia.
Về mặt hình thái, cây thuốc cá được nhận dạng qua những chiếc lá kép lông chim lẻ (5-15 nhánh) mọc so le. Hoa của loài cây này nhỏ, đài hoa màu hồng, cánh hoa màu trắng hay hồng. Ảnh: Wikipedia.
Quả cây thuốc cá có dạng giống quả đậu dài 3–10 cm, có 1-5 hạt, chứa độc tố mạnh. Một số trường hợp ngộ độc đến mức nguy kịch do ăn nhầm hạt thuốc cá đã được ghi nhận ở Việt Nam... Ảnh: iNaturalist.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.