Theo Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ, năm 2020 sẽ xuất hiện 4 lần hiện tượng siêu trăng trên thế giới.“Mặt trăng tuyết” là hiện tượng Siêu Trăng đầu tiên vào ngày 9-10/3. Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng “siêu to khổng lồ” lần thứ hai của năm.Siêu trăng tháng Ba được các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi là Trăng Giun (Full Worm Moon), bởi đây là thời điểm mặt đất trở nên tơi xốp và loài giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại.Ngoài ra, hiện tượng lần này còn có tên gọi khác là Trăng Quạ (Full Crow Moon), Trăng Băng Mỏng (Full Crust Moon), Trăng Nhựa Cây (Full Sap Moon) và Trăng Mùa Chay (Lenten Moon).Trong lần xuất hiện này, mặt trăng sẽ có độ sáng và kích thước lớn hơn 14% so với trăng tròn bình thường khi ở cách Trái Đất 357.000km. Đạt kích thước lớn nhất vào lúc 0 giờ 48 phút ngày 10/3."Siêu trăng" là cụm từ được đặt vào năm 1979 bởi các nhà khoa học của NASA. Hiện tượng Siêu Trăng xảy ra khi trăng tròn và mặt trăng ở vị trí gần Trái Đất nhất, cũng là thời điểm người quan sát thấy siêu trăng rõ nhất.Siêu Trăng hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường khi người quan sát chọn được nơi thoáng đãng, ít bị ô nhiễm và ánh sáng đèn. Cần lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.Theo dự kiến, Siêu Trăng lần 3 diễn ra vào ngày 8/4 và siêu trăng cuối cùng của năm 2020 - Trăng Hoa xuất hiện vào ngày 7/5, do trùng với thời điểm hoa nở nhiều nhất trong năm.Ngoài Siêu Trăng tháng Ba, thế giới còn có dịp mãn nhãn với loạt hiện tượng thiên văn kỳ thú khác dự kiến xuất hiện trong năm nay như mưa sao băng vào tháng 4, tháng 8, tháng 12; nhật thực và nguyệt thực; trăng xanh vào đúng Haloween;…Trăng máu - Siêu trăng - hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam
Theo Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ, năm 2020 sẽ xuất hiện 4 lần hiện tượng siêu trăng trên thế giới.
“Mặt trăng tuyết” là hiện tượng Siêu Trăng đầu tiên vào ngày 9-10/3. Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng “siêu to khổng lồ” lần thứ hai của năm.
Siêu trăng tháng Ba được các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi là Trăng Giun (Full Worm Moon), bởi đây là thời điểm mặt đất trở nên tơi xốp và loài giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại.
Ngoài ra, hiện tượng lần này còn có tên gọi khác là Trăng Quạ (Full Crow Moon), Trăng Băng Mỏng (Full Crust Moon), Trăng Nhựa Cây (Full Sap Moon) và Trăng Mùa Chay (Lenten Moon).
Trong lần xuất hiện này, mặt trăng sẽ có độ sáng và kích thước lớn hơn 14% so với trăng tròn bình thường khi ở cách Trái Đất 357.000km. Đạt kích thước lớn nhất vào lúc 0 giờ 48 phút ngày 10/3.
"Siêu trăng" là cụm từ được đặt vào năm 1979 bởi các nhà khoa học của NASA. Hiện tượng Siêu Trăng xảy ra khi trăng tròn và mặt trăng ở vị trí gần Trái Đất nhất, cũng là thời điểm người quan sát thấy siêu trăng rõ nhất.
Siêu Trăng hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường khi người quan sát chọn được nơi thoáng đãng, ít bị ô nhiễm và ánh sáng đèn. Cần lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.
Theo dự kiến, Siêu Trăng lần 3 diễn ra vào ngày 8/4 và siêu trăng cuối cùng của năm 2020 - Trăng Hoa xuất hiện vào ngày 7/5, do trùng với thời điểm hoa nở nhiều nhất trong năm.
Ngoài Siêu Trăng tháng Ba, thế giới còn có dịp mãn nhãn với loạt hiện tượng thiên văn kỳ thú khác dự kiến xuất hiện trong năm nay như mưa sao băng vào tháng 4, tháng 8, tháng 12; nhật thực và nguyệt thực; trăng xanh vào đúng Haloween;…
Trăng máu - Siêu trăng - hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam