Trần Thị Mai Phương (biệt danh Sally Tran, sinh năm 2004, sống tại Hải Dương, học sinh Trường THPT Phả Lại) từ bé đã đọc nhiều bài báo về tiêu bản nhuộm xương và mê mẩn những mẫu vật đầy màu sắc ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bắt đầu từ hè lớp 7, cô bạn đã nghiên cứu và duy trì công việc nhuộm tiêu bản như một đam mê với mong muốn đem đến cho những người xung quanh một cái nhìn độc lạ hơn về xác động vật.Để có nguyên liệu làm tiêu bản, Phương làm quen với nhiều người cùng sở thích và các chủ cửa hàng lớn, các doanh nghiệp thú y khi vận chuyển hoặc giải phẫu nếu có xác chết do rủi ro sẽ tặng lại, để cô thu lại với một mức giá nhất định. Ngoài ra, Phương còn mua bạch tuộc và các loại cá chết ở các tiệm hải sản, đi đến vùng biển ở khắp nơi mỗi tháng một lần để tìm kiếm những mẫu vật tại các chợ ngư sinh. Với hóa chất để nhuộm tiêu bản xương, Phương đặt mua từ các nước như Mỹ, Ấn Độ...
Theo nữ sinh lớp 12, sau gần 5 năm gắn bó với công việc nhuộm tiêu bản xương, em cho rằng, việc nhuộm màu vào xương động vật có thể giúp người nghiên cứu quan sát rõ bộ xương của con vật khi nó chuyển động mà không cần phải lấy chúng ra khỏi cơ thể.Phương khẳng định: "Những xác động vật tới tay em đều do rủi ro mà mất, thậm chí khách hàng nào gửi những mẫu vật từ săn bắn, giết hoặc liên quan tới vấn đề đạo đức em sẽ không làm".
Phương cho biết: "Sản phẩm phải khác lạ, và có nét riêng, màu sắc riêng." Vì vậy, quá trình để hoàn thiện một tiêu bản hoàn chỉnh đòi hỏi phải thật sự tỉ mỉ, cầu kỳ, khéo léo. Từ căn chỉnh nồng độ, thời gian, quan sát nhiệt độ, tỉ mỉ khi xử lý xác đến đảm bảo vận chuyển mẫu vật còn nguyên vẹn, xử lý các phần thừa của xác như nội tạng và các loại hóa chất sao cho hợp vệ sinh, môi trường."Mỗi người làm loại tiêu bản này đều có những quy trình khác nhau để tạo ra màu sắc, nét riêng của họ. Cá nhân em làm các mẫu tiêu bản trong 13 bước, và bước quan trọng nhất là tẩy phần thịt của mẫu vật trở nên trong suốt như thạch. Những thao tác trước đó chỉ cần sai một chút thì bước cuối sẽ hỏng, hoặc chỉ cần thiếu tỉ mỉ thì cũng... hỏng nốt luôn", Sally Trần chia sẻ.Em cho biết: "Mẹ thường giúp em đi những tỉnh xa lấy mẫu vật, bố em đã tặng phòng thí nghiệm đầu tiên để em thoải mái sáng tạo vào ngày sinh nhật của em. Ngoài ra, bố mẹ em còn rất vui khi em có thể tự lập tài chính và vẫn cân bằng được việc học".Được biết, bố mẹ của Phương đầu tư phòng thí nghiệm cho cô bạn vào năm học lớp 10 với 3 tủ đông lạnh cỡ lớn, 10 bình thủy tinh đề nhãn riêng (thân mềm, thú có vú, cá...). Bên cạnh đó có rất nhiều kệ trưng bày, bàn làm việc, đèn chiếu, thiết bị khử trùng dao, nhíp, khay... do Phương đầu tư từ việc bán tiêu bản.
"Nếu bạn nào có ý định thử sức với công việc này, em cho rằng, cần sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ vật liệu, đồ bảo hộ, một không gian riêng để làm việc sao cho không ảnh hưởng tới người xung quanh. Quan trọng là phải tìm hiểu thật kỹ về việc xử lý mọi thứ, tránh trường hợp chỉ làm cho vui rồi đem bỏ. Vì với em, xác động vật nào cũng cần được tôn trọng và đáng để dồn tâm huyết, cái gì mình không yêu, không tôn trọng, không hiểu ý nghĩa của nó thì cũng là đang thiếu tôn trọng với chính ngành nghề của mình", Phương nói.Mỗi ngày dành 5 tiếng để làm tiêu bản nhưng Phương vẫn tập trung và ưu tiên cho việc học. Hiện tại, nữ sinh 10x chỉ coi đây công việc giúp mình chi trả tiền học thêm, mua sắm cá nhân như quần áo, trang sức…. Trong tương lai, Phương dự định sẽ thi tuyển vào ĐH Ngoại Thương và phát triển song song cả hai công việc: làm tiêu bản và phụ giúp công việc gia đình.
Trần Thị Mai Phương (biệt danh Sally Tran, sinh năm 2004, sống tại Hải Dương, học sinh Trường THPT Phả Lại) từ bé đã đọc nhiều bài báo về tiêu bản nhuộm xương và mê mẩn những mẫu vật đầy màu sắc ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bắt đầu từ hè lớp 7, cô bạn đã nghiên cứu và duy trì công việc nhuộm tiêu bản như một đam mê với mong muốn đem đến cho những người xung quanh một cái nhìn độc lạ hơn về xác động vật.
Để có nguyên liệu làm tiêu bản, Phương làm quen với nhiều người cùng sở thích và các chủ cửa hàng lớn, các doanh nghiệp thú y khi vận chuyển hoặc giải phẫu nếu có xác chết do rủi ro sẽ tặng lại, để cô thu lại với một mức giá nhất định. Ngoài ra, Phương còn mua bạch tuộc và các loại cá chết ở các tiệm hải sản, đi đến vùng biển ở khắp nơi mỗi tháng một lần để tìm kiếm những mẫu vật tại các chợ ngư sinh. Với hóa chất để nhuộm tiêu bản xương, Phương đặt mua từ các nước như Mỹ, Ấn Độ...
Theo nữ sinh lớp 12, sau gần 5 năm gắn bó với công việc nhuộm tiêu bản xương, em cho rằng, việc nhuộm màu vào xương động vật có thể giúp người nghiên cứu quan sát rõ bộ xương của con vật khi nó chuyển động mà không cần phải lấy chúng ra khỏi cơ thể.Phương khẳng định: "Những xác động vật tới tay em đều do rủi ro mà mất, thậm chí khách hàng nào gửi những mẫu vật từ săn bắn, giết hoặc liên quan tới vấn đề đạo đức em sẽ không làm".
Phương cho biết: "Sản phẩm phải khác lạ, và có nét riêng, màu sắc riêng." Vì vậy, quá trình để hoàn thiện một tiêu bản hoàn chỉnh đòi hỏi phải thật sự tỉ mỉ, cầu kỳ, khéo léo. Từ căn chỉnh nồng độ, thời gian, quan sát nhiệt độ, tỉ mỉ khi xử lý xác đến đảm bảo vận chuyển mẫu vật còn nguyên vẹn, xử lý các phần thừa của xác như nội tạng và các loại hóa chất sao cho hợp vệ sinh, môi trường."Mỗi người làm loại tiêu bản này đều có những quy trình khác nhau để tạo ra màu sắc, nét riêng của họ. Cá nhân em làm các mẫu tiêu bản trong 13 bước, và bước quan trọng nhất là tẩy phần thịt của mẫu vật trở nên trong suốt như thạch. Những thao tác trước đó chỉ cần sai một chút thì bước cuối sẽ hỏng, hoặc chỉ cần thiếu tỉ mỉ thì cũng... hỏng nốt luôn", Sally Trần chia sẻ.
Em cho biết: "Mẹ thường giúp em đi những tỉnh xa lấy mẫu vật, bố em đã tặng phòng thí nghiệm đầu tiên để em thoải mái sáng tạo vào ngày sinh nhật của em. Ngoài ra, bố mẹ em còn rất vui khi em có thể tự lập tài chính và vẫn cân bằng được việc học".Được biết, bố mẹ của Phương đầu tư phòng thí nghiệm cho cô bạn vào năm học lớp 10 với 3 tủ đông lạnh cỡ lớn, 10 bình thủy tinh đề nhãn riêng (thân mềm, thú có vú, cá...). Bên cạnh đó có rất nhiều kệ trưng bày, bàn làm việc, đèn chiếu, thiết bị khử trùng dao, nhíp, khay... do Phương đầu tư từ việc bán tiêu bản.
"Nếu bạn nào có ý định thử sức với công việc này, em cho rằng, cần sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ vật liệu, đồ bảo hộ, một không gian riêng để làm việc sao cho không ảnh hưởng tới người xung quanh. Quan trọng là phải tìm hiểu thật kỹ về việc xử lý mọi thứ, tránh trường hợp chỉ làm cho vui rồi đem bỏ. Vì với em, xác động vật nào cũng cần được tôn trọng và đáng để dồn tâm huyết, cái gì mình không yêu, không tôn trọng, không hiểu ý nghĩa của nó thì cũng là đang thiếu tôn trọng với chính ngành nghề của mình", Phương nói.
Mỗi ngày dành 5 tiếng để làm tiêu bản nhưng Phương vẫn tập trung và ưu tiên cho việc học. Hiện tại, nữ sinh 10x chỉ coi đây công việc giúp mình chi trả tiền học thêm, mua sắm cá nhân như quần áo, trang sức…. Trong tương lai, Phương dự định sẽ thi tuyển vào ĐH Ngoại Thương và phát triển song song cả hai công việc: làm tiêu bản và phụ giúp công việc gia đình.