Từ hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ xưa đã tin rằng tồn tại thế giới linh hồn. Theo đó, những câu chuyện, giai thoại về những hồn ma được lưu truyền, thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như giới chuyên gia.Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về linh hồn. Nhà vật lý người Anh Brian Cox đến từ Đại học Manchester là một trong số đó.Ông Brian Cox được biết đến là người chế tạo ra LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới (Large Hadron Collider). Về cơ bản, cỗ máy này được thiết kế để gia tốc hạt, tạo va chạm trực diện giữa các proton ở tốc độ cực kỳ lớn.Do đó, LHC được trang bị những thiết bị cảm nhận nhạy bén cực cao - bao gồm tổng cộng 6 bộ phân tích chính, cho phép thu được bất kỳ va chạm nào xảy ra ở cấp độ phân tử.Nhà vật lý Brian Cox đã sử dụng LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới để tìm hiểu xem linh hồn có thật hay không.Ông Brian Cox dùng cỗ máy này vì tin rằng, nếu linh hồn thực sự tồn tại thì chắc chắn nó sẽ tạo ra năng lượng cũng như có tương tác với các hạt vật chất do cơ thể sản sinh ra.Vì vậy, nhà vật lý Brian Cox sử dụng cỗ máy LHC có độ nhạy bén, chính xác cao để phát hiện các chuyển động dù là nhỏ nhất của linh hồn.“Nếu chúng ta muốn biết một thứ vật chất gì đó có thể mang thông tin của những tế bào còn sống của con người thì phải xác định chính xác được vật kết nối trung gian đưa chúng lại với nhau cũng như cách chúng tương tác với những hạt vật chất làm nên cơ thể con người”, nhà vật lý Brian Cox lý giải.Do LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới không phát hiện bất cứ thứ vật chất trung gian gì có thể truyền đạt thông tin của chúng ta sau khi qua đời nên nhà vật lý Brian Cox đi đến kết luận linh hồn không có thật.Không riêng nhà vật lý Brian Cox, đến nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể tìm ra bất cứ bằng chứng khoa học nào giúp chứng minh sự tồn tại của linh hồn.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bộ lạc từng ăn thịt người thân để "hút linh hồn" ở Peru.
Từ hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ xưa đã tin rằng tồn tại thế giới linh hồn. Theo đó, những câu chuyện, giai thoại về những hồn ma được lưu truyền, thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như giới chuyên gia.
Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về linh hồn. Nhà vật lý người Anh Brian Cox đến từ Đại học Manchester là một trong số đó.
Ông Brian Cox được biết đến là người chế tạo ra LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới (Large Hadron Collider). Về cơ bản, cỗ máy này được thiết kế để gia tốc hạt, tạo va chạm trực diện giữa các proton ở tốc độ cực kỳ lớn.
Do đó, LHC được trang bị những thiết bị cảm nhận nhạy bén cực cao - bao gồm tổng cộng 6 bộ phân tích chính, cho phép thu được bất kỳ va chạm nào xảy ra ở cấp độ phân tử.
Nhà vật lý Brian Cox đã sử dụng LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới để tìm hiểu xem linh hồn có thật hay không.
Ông Brian Cox dùng cỗ máy này vì tin rằng, nếu linh hồn thực sự tồn tại thì chắc chắn nó sẽ tạo ra năng lượng cũng như có tương tác với các hạt vật chất do cơ thể sản sinh ra.
Vì vậy, nhà vật lý Brian Cox sử dụng cỗ máy LHC có độ nhạy bén, chính xác cao để phát hiện các chuyển động dù là nhỏ nhất của linh hồn.
“Nếu chúng ta muốn biết một thứ vật chất gì đó có thể mang thông tin của những tế bào còn sống của con người thì phải xác định chính xác được vật kết nối trung gian đưa chúng lại với nhau cũng như cách chúng tương tác với những hạt vật chất làm nên cơ thể con người”, nhà vật lý Brian Cox lý giải.
Do LHC - Máy gia tốc hạt mạnh và lớn nhất thế giới không phát hiện bất cứ thứ vật chất trung gian gì có thể truyền đạt thông tin của chúng ta sau khi qua đời nên nhà vật lý Brian Cox đi đến kết luận linh hồn không có thật.
Không riêng nhà vật lý Brian Cox, đến nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể tìm ra bất cứ bằng chứng khoa học nào giúp chứng minh sự tồn tại của linh hồn.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bộ lạc từng ăn thịt người thân để "hút linh hồn" ở Peru.