Ở ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa có một dãy núi lớn. Dãy núi có 2 đỉnh là Chư Mư và Vọng Phu nằm ở độ cao khoảng 2.000 m.Riêng tại hòn Vọng Phu (hay còn gọi là Mẫu Tử, Mẹ Bồng Con), có tới 2 ngọn núi đá được gọi là Hòn Mẹ và Hòn Con. Người dân đặt tên Vọng Phu vì trông giống hình ảnh người mẹ bồng con chờ chồng.Lối thuận tiện nhất cho việc chinh phục hòn Vọng Phu là đi từ hướng Đắk Lắk, tiến sâu vào rừng với điểm xuất phát từ thôn 9 xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.Để khám phá hòn Vọng Phu, đầu tiên phải vượt dòng sông Hinh.Sau khi vượt sông Hinh sẽ tới bìa rừng với độ cao khoảng 200m so với mực nước biển. Đoạn này đường dễ đi, dốc không cao và chỉ cần bước theo những lối mòn của những người đi rừng. Tuy nhiên, đường lại dài nên dễ mất sức.Sau vài tiếng đi bộ sẽ tới chân núi cao khoảng 800m. Tại đây có một bãi cắm trại ven suối. Vì địa hình không bằng phẳng nên để nghỉ chân nhiều phải sử dụng đến võng dã chiến. Điều thích nhất ở đây là con suối trong lành, có thể dùng nước suối nấu sôi để uống.Sau chặng đường từ thôn vào chân núi lớn, địa hình hoàn toàn mới: vượt dốc. Điều đáng nói là có một lối đi duy nhất là đi men theo sóng lưng núi vừa hẹp vừa dốc đứng. Hai bên dốc sẽ là 2 vực thẳm. Khi con dốc lớn đã ở sau lưng và độ cao đã khoảng 1.800m, địa hình rộng hơn với những cây to chọc thẳng lên trời.Để tiếp tục lên độ cao 1.900m, người đi phải băng qua những tảng đá to, những hang động, hốc đá, những cây tùng với tư thế uốn éo và vô số loài lan rừng bám trên cây.Đặc biệt, ở độ cao này các loại gỗ hầu như ẩm ướt, đa số là gỗ mùn và rêu nhiều, khiến đường đi càng thêm trơn, các thân cây mục nát cũng khá nhiều, chỉ cần 1 lực nhẹ là gẫy.Thử thách chưa phải là hết. Gần hòn Vọng Phu còn có những tảng đá to xếp chồng lên nhau như toà lâu đài. Nơi đây không có lối mòn mà phải tự mình băng rừng, chui vào những hốc đá lớn và len lỏi vào đó. Mệt lả không ít người phải nghỉ chân để lấy sức.Vượt qua hết mọi khó khăn. Đỉnh hòn Vọng Phu hiện ra trước mặt hùng vĩ và hoang sơ. Xét về độ lớn, 2 hòn đá Vọng Phu to tương đương hai toà nhà cao tầng hoặc hơn nữa.Khí hậu trên đỉnh Vọng Phu khá lạnh. Tuy nhiên, những đám mây bay vùn vụt cùng vẻ hùng vĩ của núi rừng khiến ai đặt chân tới đây có cảm giác lạc bước vào chốn tiên cảnh.Mời độc giả xem video:Dân nuôi cá lồng lao đao vì sông Đà cạn trơ đáy. Nguồn: VTV24.
Ở ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa có một dãy núi lớn. Dãy núi có 2 đỉnh là Chư Mư và Vọng Phu nằm ở độ cao khoảng 2.000 m.
Riêng tại hòn Vọng Phu (hay còn gọi là Mẫu Tử, Mẹ Bồng Con), có tới 2 ngọn núi đá được gọi là Hòn Mẹ và Hòn Con. Người dân đặt tên Vọng Phu vì trông giống hình ảnh người mẹ bồng con chờ chồng.
Lối thuận tiện nhất cho việc chinh phục hòn Vọng Phu là đi từ hướng Đắk Lắk, tiến sâu vào rừng với điểm xuất phát từ thôn 9 xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
Để khám phá hòn Vọng Phu, đầu tiên phải vượt dòng sông Hinh.
Sau khi vượt sông Hinh sẽ tới bìa rừng với độ cao khoảng 200m so với mực nước biển. Đoạn này đường dễ đi, dốc không cao và chỉ cần bước theo những lối mòn của những người đi rừng. Tuy nhiên, đường lại dài nên dễ mất sức.
Sau vài tiếng đi bộ sẽ tới chân núi cao khoảng 800m. Tại đây có một bãi cắm trại ven suối. Vì địa hình không bằng phẳng nên để nghỉ chân nhiều phải sử dụng đến võng dã chiến. Điều thích nhất ở đây là con suối trong lành, có thể dùng nước suối nấu sôi để uống.
Sau chặng đường từ thôn vào chân núi lớn, địa hình hoàn toàn mới: vượt dốc. Điều đáng nói là có một lối đi duy nhất là đi men theo sóng lưng núi vừa hẹp vừa dốc đứng. Hai bên dốc sẽ là 2 vực thẳm.
Khi con dốc lớn đã ở sau lưng và độ cao đã khoảng 1.800m, địa hình rộng hơn với những cây to chọc thẳng lên trời.
Để tiếp tục lên độ cao 1.900m, người đi phải băng qua những tảng đá to, những hang động, hốc đá, những cây tùng với tư thế uốn éo và vô số loài lan rừng bám trên cây.
Đặc biệt, ở độ cao này các loại gỗ hầu như ẩm ướt, đa số là gỗ mùn và rêu nhiều, khiến đường đi càng thêm trơn, các thân cây mục nát cũng khá nhiều, chỉ cần 1 lực nhẹ là gẫy.
Thử thách chưa phải là hết. Gần hòn Vọng Phu còn có những tảng đá to xếp chồng lên nhau như toà lâu đài. Nơi đây không có lối mòn mà phải tự mình băng rừng, chui vào những hốc đá lớn và len lỏi vào đó. Mệt lả không ít người phải nghỉ chân để lấy sức.
Vượt qua hết mọi khó khăn. Đỉnh hòn Vọng Phu hiện ra trước mặt hùng vĩ và hoang sơ. Xét về độ lớn, 2 hòn đá Vọng Phu to tương đương hai toà nhà cao tầng hoặc hơn nữa.
Khí hậu trên đỉnh Vọng Phu khá lạnh. Tuy nhiên, những đám mây bay vùn vụt cùng vẻ hùng vĩ của núi rừng khiến ai đặt chân tới đây có cảm giác lạc bước vào chốn tiên cảnh.
Mời độc giả xem video:Dân nuôi cá lồng lao đao vì sông Đà cạn trơ đáy. Nguồn: VTV24.