Lòng chảo đất sét trắng Deadvlei ở Namibia là một địa điểm nổi tiếng, hấp dẫn du khách và các nhiếp ảnh gia khi ghé thăm. Tên gọi Deadvlei có nghĩa là đầm lầy đã chết. Khung cảnh kỳ lạ tại " khu rừng chết" này khiến nhiều người ấn tượng.Cụ thể, Deadvlei xưa kia là một vùng đầm lầy và có hệ thực vật phong phú. Thế nhưng, cách đây khoảng 900 năm, vùng đất này bắt đầu khô cằn sau khi những những cồn cát cao khoảng 350 - 400m ngăn chúng với nguồn nước sông Tsauchab.Thêm nữa, khi hậu vô cùng khắc nghiệt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Do vậy, cây cối ở Deadvlei chết dần dần.Khác với nhiều nơi khác trên Trái đất, cây cối ở Deadvlei sau khi chết không bị phân hủy. Thay vào đó, những cái cây hàng trăm, cho tới hàng ngàn năm tuổi trơ trụi lá và chuyển sang màu đen.Khi tới đây, du khách sẽ nhìn thấy hàng trăm cây keo chết khô bị Mặt trời "nhuộm sang màu đen".Cây keo từng là một trong những loài cây phát triển mạnh khi nước sông Tsauchab ngập tràn Deadvlei.Cồn cát đỏ, bầu trời xanh khiến "khu rừng chết" Deadvlei khoác lên người vẻ đẹp huyền ảo.Nhờ sương mù xuất hiện vào buổi sáng, loài cây bụi salsola và dưa nara vẫn có thể tồn tại ở Deadvlei. Chúng trở thành sức sống nhỏ bé tại khu rừng cằn cỗi này."Khu rừng chết" Deadvlei đẹp nhất là vào lúc sáng sớm tinh mơ. Khi ấy, ánh Mặt trời buổi sớm chiếu rọi cồn cát đỏ và màu trắng của chảo đất sét ánh kết hợp với các cây chết khô màu đen sẽ tạo nên một "bức tranh" tương phản ấn tượng.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.
Lòng chảo đất sét trắng Deadvlei ở Namibia là một địa điểm nổi tiếng, hấp dẫn du khách và các nhiếp ảnh gia khi ghé thăm. Tên gọi Deadvlei có nghĩa là đầm lầy đã chết. Khung cảnh kỳ lạ tại " khu rừng chết" này khiến nhiều người ấn tượng.
Cụ thể, Deadvlei xưa kia là một vùng đầm lầy và có hệ thực vật phong phú. Thế nhưng, cách đây khoảng 900 năm, vùng đất này bắt đầu khô cằn sau khi những những cồn cát cao khoảng 350 - 400m ngăn chúng với nguồn nước sông Tsauchab.
Thêm nữa, khi hậu vô cùng khắc nghiệt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Do vậy, cây cối ở Deadvlei chết dần dần.
Khác với nhiều nơi khác trên Trái đất, cây cối ở Deadvlei sau khi chết không bị phân hủy. Thay vào đó, những cái cây hàng trăm, cho tới hàng ngàn năm tuổi trơ trụi lá và chuyển sang màu đen.
Khi tới đây, du khách sẽ nhìn thấy hàng trăm cây keo chết khô bị Mặt trời "nhuộm sang màu đen".
Cây keo từng là một trong những loài cây phát triển mạnh khi nước sông Tsauchab ngập tràn Deadvlei.
Cồn cát đỏ, bầu trời xanh khiến "khu rừng chết" Deadvlei khoác lên người vẻ đẹp huyền ảo.
Nhờ sương mù xuất hiện vào buổi sáng, loài cây bụi salsola và dưa nara vẫn có thể tồn tại ở Deadvlei. Chúng trở thành sức sống nhỏ bé tại khu rừng cằn cỗi này.
"Khu rừng chết" Deadvlei đẹp nhất là vào lúc sáng sớm tinh mơ. Khi ấy, ánh Mặt trời buổi sớm chiếu rọi cồn cát đỏ và màu trắng của chảo đất sét ánh kết hợp với các cây chết khô màu đen sẽ tạo nên một "bức tranh" tương phản ấn tượng.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn khu rừng “quái vật tuyết” ở Nhật Bản.