" Băng thây ma" là loại băng đã chết. Mặc dù chúng vẫn bám vào những tảng băng dày hơn nhưng không còn được bồi đắp khi tuyết rơi. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland cho thấy những "tảng băng thây ma" có thể tan chảy do biến đổi khí hậu.Khi nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những "tảng băng thây ma" có thể tan chảy rất nhanh khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao khoảng 27 - 87 cm.Dự đoán của các chuyên gia cho thấy toàn bộ "băng thây ma" có thể tan chảy toàn bộ vào cuối thế kỷ này hoặc ít nhất là vào năm 2150.Theo tính toán của các chuyên gia, mực nước biển chỉ cần tăng thêm vài cm đã đủ gây ra thảm họa ở nhiều địa điểm trên thế giới, nhất là những thành phố, làng mạc ven biển.Trong trường hợp mực nước biển toàn cầu dâng cao khoảng 27 - 87 cm thì sẽ khiến nhiều vùng đồng bằng bao gồm nhiều thành phố lớn trên thế giới có thể đối mặt với nguy cơ chìm sâu dưới nước.Nhà băng học William Colgan thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Đan Mạch và Greenland là đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết "băng thây ma" dù vẫn còn bám vào những vùng băng dày hơn nhưng từ lâu không còn được bổ sung bởi các "sông băng mẹ". Vì vậy, "băng thây ma" không thực sự còn "sống".Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu năm 2021 dự báo mực nước biển sẽ dâng từ 6 - 13 cm nếu băng ở Greenland tan chảy nhanh vào năm 2100.Một số chuyên gia khác cũng cảnh báo hơn 120.000 tỷ tấn băng đã tan chảy khi Trái đất đang dần nóng lên và không có khả năng đươc bồi đắp lại.Khi toàn bộ băng trên Trái đất tan chảy thành nước, chỉ tính riêng trên lãnh thổ Mỹ, nhiều nơi sẽ ngập sâu tới 11m.Nếu kịch bản này xảy ra thì cuộc sống của người dân ở nhiều nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn như khiến hàng tỷ người mất nhà cửa, kinh tế giảm sút, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy...Mời độc giả xem video: Thành phố băng sau bão tuyết tại Nga. Nguồn: THĐT1.
" Băng thây ma" là loại băng đã chết. Mặc dù chúng vẫn bám vào những tảng băng dày hơn nhưng không còn được bồi đắp khi tuyết rơi. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland cho thấy những "tảng băng thây ma" có thể tan chảy do biến đổi khí hậu.
Khi nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những "tảng băng thây ma" có thể tan chảy rất nhanh khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao khoảng 27 - 87 cm.
Dự đoán của các chuyên gia cho thấy toàn bộ "băng thây ma" có thể tan chảy toàn bộ vào cuối thế kỷ này hoặc ít nhất là vào năm 2150.
Theo tính toán của các chuyên gia, mực nước biển chỉ cần tăng thêm vài cm đã đủ gây ra thảm họa ở nhiều địa điểm trên thế giới, nhất là những thành phố, làng mạc ven biển.
Trong trường hợp mực nước biển toàn cầu dâng cao khoảng 27 - 87 cm thì sẽ khiến nhiều vùng đồng bằng bao gồm nhiều thành phố lớn trên thế giới có thể đối mặt với nguy cơ chìm sâu dưới nước.
Nhà băng học William Colgan thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Đan Mạch và Greenland là đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết "băng thây ma" dù vẫn còn bám vào những vùng băng dày hơn nhưng từ lâu không còn được bổ sung bởi các "sông băng mẹ". Vì vậy, "băng thây ma" không thực sự còn "sống".
Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu năm 2021 dự báo mực nước biển sẽ dâng từ 6 - 13 cm nếu băng ở Greenland tan chảy nhanh vào năm 2100.
Một số chuyên gia khác cũng cảnh báo hơn 120.000 tỷ tấn băng đã tan chảy khi Trái đất đang dần nóng lên và không có khả năng đươc bồi đắp lại.
Khi toàn bộ băng trên Trái đất tan chảy thành nước, chỉ tính riêng trên lãnh thổ Mỹ, nhiều nơi sẽ ngập sâu tới 11m.
Nếu kịch bản này xảy ra thì cuộc sống của người dân ở nhiều nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn như khiến hàng tỷ người mất nhà cửa, kinh tế giảm sút, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy...
Mời độc giả xem video: Thành phố băng sau bão tuyết tại Nga. Nguồn: THĐT1.