Nhiều ngày qua, một số người dân ở xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) có hành vi ngăn cản xe chở rác ra vào Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn), khiến hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TP Hà Nội bị ảnh hưởng. Tại nhiều tuyến đường trong thành phố, rác ùn ứ bốc mùi hôi thối, chất đống nhưng chưa được thu gom chuyển đi.Không chỉ tại Việt Nam, việc vận chuyển, thu gom và xử lý rác thải là vấn đề "nóng" được nhiều nước quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như cuộc sống của người dân. Trên thế giới, nhiều quốc gia đặc biệt là tại châu Âu đã chứng minh sự thành công với công nghệ xử lý rác thải hiện đại và thông minh, mà nhiều nước đang phát triển đáng học hỏi.Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường hiện nay, thậm chí phải nhập khẩu… rác để các nhà máy tái chế của nước này hoạt động. Ngoài sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử lý rác thải hiện đại và hiệu quả cũng là điểm đáng chú ý của quốc gia Bắc Âu này.Đến 60% lượng điện tiêu thụ và nhiệt cung cấp cho hệ thống sưởi tại đây lại đang được cung cấp từ một nhà máy tái chế rác thải, trong vòng bán kính khoảng 300 m tính từ các khu dân cư. Tại đây, 55% rác được đốt trở thành nguồn cung cấp điện và khí sưởi, phần còn lại tái chế thành nguyên vật liệu mới hoặc thành phân bón sinh học, khí sinh học.Có thể nói đây là một trong số những quốc gia hiếm hoi có thể biến rác thành... ''vàng'' có giá trị đến vậy. Hiện Thụy Điển đã có khoảng 32 nhà máy như vậy, qua đó cung cấp nhiệt sưởi cho 810.000 hộ dân (gần 50% dân số) cũng như cung cấp điện năng cho 250.000 hộ gia đình.Tại Đức, nơi từng có 50.000 bãi chôn lấp rác và hiện giảm xuống chỉ còn khoảng 200 bãi, việc tái chế rác và biến rác thành năng lượng giúp quốc gia này tiết kiệm 3,7 tỷ euro mỗi năm. Một trong những sáng kiến về tái chế rác của Đức được nhiều quốc gia liên minh châu Âu làm theo, đó là phân loại rác.Mặt khác, nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hạn chế lượng rác thải. Theo đó, các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả tiền để có được Green Dot (điểm xanh) in trên bao bì sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ít giấy hơn, thủy tinh mỏng hơn và hạn chế kim loại, nhờ vậy, lượng rác thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều.Tại châu Á, Singapore nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả và là quốc gia sạch nhất khu vực. Từ năm 1979, chính quyền Singapore xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên trong bối cảnh sắp hết chỗ đổ rác thải.Nhờ ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín, quốc gia này đã xử lý 90% lượng rác xả ra mỗi năm. Đặc biệt, trong suốt thời gian đốt rác thải, nhiệt từ quá trình đốt sản sinh ra hơi giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện, còn tro được chuyển đến đảo chôn rác Semakau để chôn lấp.Ngoài những thành công trong việc phân loại rác thải và giảm số lượng bãi chôn lấp rác, nước Áo rất chú trọng phát triển các công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải. Công ty công nghệ sinh học của nước này đã phát triển phương pháp sử dụng enzyme từ vi khuẩn để tái chế nhựa PET thường được dùng để sản xuất chai nhựa đựng nước dùng một lần.Nhờ phát hiện ra loại enzyme ''ăn nhựa'' này, các nhà quản lý môi trường có thêm một lựa chọn hiệu quả để tái chế nhựa PET, thay vì chỉ xử lý bằng cách đốt hoặc nghiền nhỏ như trước đây.Bên cạnh đó, Áo đã đạt được những thành công nhất định trong việc phân loại rác thải trước khi mang đi vứt và giảm số lượng bãi chôn lấp rác.Một quốc gia châu Á khác cũng áp dụng công nghệ xử lý rác thải đáng học hỏi là Nhật Bản - nơi được biết đến là nước xả rác ra môi trường nhiều thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, ngoài phân loại, nước này buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác.Nhận Bản sử dụng đốt rác bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa PET, biến chúng thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.Cách người Singapore xử lý rác thải. Nguồn: Youtube
Nhiều ngày qua, một số người dân ở xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) có hành vi ngăn cản xe chở rác ra vào Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn), khiến hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TP Hà Nội bị ảnh hưởng. Tại nhiều tuyến đường trong thành phố, rác ùn ứ bốc mùi hôi thối, chất đống nhưng chưa được thu gom chuyển đi.
Không chỉ tại Việt Nam, việc vận chuyển, thu gom và xử lý rác thải là vấn đề "nóng" được nhiều nước quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như cuộc sống của người dân. Trên thế giới, nhiều quốc gia đặc biệt là tại châu Âu đã chứng minh sự thành công với công nghệ xử lý rác thải hiện đại và thông minh, mà nhiều nước đang phát triển đáng học hỏi.
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường hiện nay, thậm chí phải nhập khẩu… rác để các nhà máy tái chế của nước này hoạt động. Ngoài sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử lý rác thải hiện đại và hiệu quả cũng là điểm đáng chú ý của quốc gia Bắc Âu này.
Đến 60% lượng điện tiêu thụ và nhiệt cung cấp cho hệ thống sưởi tại đây lại đang được cung cấp từ một nhà máy tái chế rác thải, trong vòng bán kính khoảng 300 m tính từ các khu dân cư. Tại đây, 55% rác được đốt trở thành nguồn cung cấp điện và khí sưởi, phần còn lại tái chế thành nguyên vật liệu mới hoặc thành phân bón sinh học, khí sinh học.
Có thể nói đây là một trong số những quốc gia hiếm hoi có thể biến rác thành... ''vàng'' có giá trị đến vậy. Hiện Thụy Điển đã có khoảng 32 nhà máy như vậy, qua đó cung cấp nhiệt sưởi cho 810.000 hộ dân (gần 50% dân số) cũng như cung cấp điện năng cho 250.000 hộ gia đình.
Tại Đức, nơi từng có 50.000 bãi chôn lấp rác và hiện giảm xuống chỉ còn khoảng 200 bãi, việc tái chế rác và biến rác thành năng lượng giúp quốc gia này tiết kiệm 3,7 tỷ euro mỗi năm. Một trong những sáng kiến về tái chế rác của Đức được nhiều quốc gia liên minh châu Âu làm theo, đó là phân loại rác.
Mặt khác, nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hạn chế lượng rác thải. Theo đó, các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả tiền để có được Green Dot (điểm xanh) in trên bao bì sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ít giấy hơn, thủy tinh mỏng hơn và hạn chế kim loại, nhờ vậy, lượng rác thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều.
Tại châu Á, Singapore nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả và là quốc gia sạch nhất khu vực. Từ năm 1979, chính quyền Singapore xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên trong bối cảnh sắp hết chỗ đổ rác thải.
Nhờ ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín, quốc gia này đã xử lý 90% lượng rác xả ra mỗi năm. Đặc biệt, trong suốt thời gian đốt rác thải, nhiệt từ quá trình đốt sản sinh ra hơi giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện, còn tro được chuyển đến đảo chôn rác Semakau để chôn lấp.
Ngoài những thành công trong việc phân loại rác thải và giảm số lượng bãi chôn lấp rác, nước Áo rất chú trọng phát triển các công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải. Công ty công nghệ sinh học của nước này đã phát triển phương pháp sử dụng enzyme từ vi khuẩn để tái chế nhựa PET thường được dùng để sản xuất chai nhựa đựng nước dùng một lần.
Nhờ phát hiện ra loại enzyme ''ăn nhựa'' này, các nhà quản lý môi trường có thêm một lựa chọn hiệu quả để tái chế nhựa PET, thay vì chỉ xử lý bằng cách đốt hoặc nghiền nhỏ như trước đây.
Bên cạnh đó, Áo đã đạt được những thành công nhất định trong việc phân loại rác thải trước khi mang đi vứt và giảm số lượng bãi chôn lấp rác.
Một quốc gia châu Á khác cũng áp dụng công nghệ xử lý rác thải đáng học hỏi là Nhật Bản - nơi được biết đến là nước xả rác ra môi trường nhiều thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, ngoài phân loại, nước này buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác.
Nhận Bản sử dụng đốt rác bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa PET, biến chúng thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.
Cách người Singapore xử lý rác thải. Nguồn: Youtube