Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn".Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).Trên bề mặt sa mạc, hàng triệu vòng tròn rải rác và cách đều nhau. Cỏ ở viền vòng tròn có thể cao đến đầu gối nhưng lại không mọc phía trong ngay cả khi đất được bón phân. Mỗi vòng tròn có thể đạt đường kính từ 2-20 m. Vùng đất xuất hiện vòng tròn kỳ lạ này trải dài trên quãng đường 1.800 km.Khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân hình thành các vòng tròn bí ẩn này, người dân địa phương đã đưa ra nhiều giả thuyết. Họ tin rằng chúng được tạo nên bởi các linh hồn và là dấu chân của vị thần."Cổng địa ngục" được cho là một trong những khu vực nguy hiểm nhất ở Namib. Chốn khắc nghiệt này là một vùng đất rộng 500 km với những cồn cát cao vút và con tàu rỉ sét dọc theo bờ biển Skeleton. Khu vực này thường bị che phủ trong sương mù dày đặc khiến tàu thuyền gặp nguy hiểm.Sossusvlei, một chảo muối rộng lớn ở trung tâm công viên quốc gia Namib-Naukluft, được bao phủ bởi màu cam rực rỡ. Màu sắc này được hình thành từ sự gỉ sét và là một dấu hiệu của quá trình oxy hóa do nồng độ sắt cao trong cát.Hình ảnh những cây gai lạc đà héo khô trơ trọi tại Deadvlei, nghĩa địa cây khô giữa lòng sa mạc Namib, có lẽ đã quá quen thuộc với những người tìm hiểu về mảnh đất khô khan này.Nhiều gốc cây khô xứng đáng được lên hàng "hóa thạch" vì đã tồn tại từ hơn 900 năm trước. Thế nhưng, xác cây lại vẫn chưa bị mục nát.Quần thể động vật tại sa mạc Namib cũng khác lạ. Hầu hết chúng là động vật chân khớp và động vật nhỏ - những loài có thể thích nghi ở vùng đất cằn cỗi.Ngoài ra cũng có thêm một số loài đặc trưng riêng như đà điểu châu Phi, linh dương sừng kiếm.... Đây cũng là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.Những điều khác lạ ở sa mạc Namib còn phải kể tới các cồn cát. Nơi đây sở hữu những cồn cát cao nhất thế giới. Những đụn cát sao, hình thành do gió thổi theo nhiều hướng, như những bàn tay thò vào thung lũng hẹp theo nhiều hướng.Đây cũng là sa mạc ven biển duy nhất trên thế giới với những đụn cát lớn chịu ảnh hưởng của sương mù.Một điểm ấn tượng khác nữa ở Namib chính là khung cảnh tuyệt đẹp tại nơi giao nhau giữa sa mạc và bờ biển Atlantic.Sa mạc Namib gần như không có người cư ngụ, chỉ có sự hiện diện của vài điểm dân với một số nhóm người bản địa.Mời quý độc giả xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Theo Neews.
Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn".
Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Trên bề mặt sa mạc, hàng triệu vòng tròn rải rác và cách đều nhau. Cỏ ở viền vòng tròn có thể cao đến đầu gối nhưng lại không mọc phía trong ngay cả khi đất được bón phân. Mỗi vòng tròn có thể đạt đường kính từ 2-20 m. Vùng đất xuất hiện vòng tròn kỳ lạ này trải dài trên quãng đường 1.800 km.
Khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân hình thành các vòng tròn bí ẩn này, người dân địa phương đã đưa ra nhiều giả thuyết. Họ tin rằng chúng được tạo nên bởi các linh hồn và là dấu chân của vị thần.
"Cổng địa ngục" được cho là một trong những khu vực nguy hiểm nhất ở Namib. Chốn khắc nghiệt này là một vùng đất rộng 500 km với những cồn cát cao vút và con tàu rỉ sét dọc theo bờ biển Skeleton. Khu vực này thường bị che phủ trong sương mù dày đặc khiến tàu thuyền gặp nguy hiểm.
Sossusvlei, một chảo muối rộng lớn ở trung tâm công viên quốc gia Namib-Naukluft, được bao phủ bởi màu cam rực rỡ. Màu sắc này được hình thành từ sự gỉ sét và là một dấu hiệu của quá trình oxy hóa do nồng độ sắt cao trong cát.
Hình ảnh những cây gai lạc đà héo khô trơ trọi tại Deadvlei, nghĩa địa cây khô giữa lòng sa mạc Namib, có lẽ đã quá quen thuộc với những người tìm hiểu về mảnh đất khô khan này.
Nhiều gốc cây khô xứng đáng được lên hàng "hóa thạch" vì đã tồn tại từ hơn 900 năm trước. Thế nhưng, xác cây lại vẫn chưa bị mục nát.
Quần thể động vật tại sa mạc Namib cũng khác lạ. Hầu hết chúng là động vật chân khớp và động vật nhỏ - những loài có thể thích nghi ở vùng đất cằn cỗi.
Ngoài ra cũng có thêm một số loài đặc trưng riêng như đà điểu châu Phi, linh dương sừng kiếm.... Đây cũng là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.
Những điều khác lạ ở sa mạc Namib còn phải kể tới các cồn cát. Nơi đây sở hữu những cồn cát cao nhất thế giới. Những đụn cát sao, hình thành do gió thổi theo nhiều hướng, như những bàn tay thò vào thung lũng hẹp theo nhiều hướng.
Đây cũng là sa mạc ven biển duy nhất trên thế giới với những đụn cát lớn chịu ảnh hưởng của sương mù.
Một điểm ấn tượng khác nữa ở Namib chính là khung cảnh tuyệt đẹp tại nơi giao nhau giữa sa mạc và bờ biển Atlantic.
Sa mạc Namib gần như không có người cư ngụ, chỉ có sự hiện diện của vài điểm dân với một số nhóm người bản địa.