Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho hay, vật thể lạ giống người tuyết sượt qua Trái đất ngày 17/9 được radar vệ tinh ghi lại là tiểu hành tinh có tên 2024 ON.Theo NASA, tiểu hành tinh 2024 ON đã bay lướt qua Trái đất với vận tốc 31.933 km/giờ, gấp khoảng 26 lần tốc độ âm thanh. Nó có kích thước rất lớn, dài khoảng 350m, tương đương với một tòa nhà chọc trời. Quỹ đạo bay của tảng đá vũ trụ được cho là có khả năng gây nguy hiểm cho hành tinh xanh."Tiểu hành tinh 2024 ON được phân loại là có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất nhưng là trong tương lai xa", trích báo cáo của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL), cho biết.Trong lần sượt qua Trái đất ngày 17/9, tiểu hành tinh 2024 ON đến gần hành tinh xanh ở khoảng cách khá an toàn. NASA cho hay khoảng cách gần nhất giữa tiểu hành tinh 2024 ON và Trái đất đo được là 1 triệu km, tức gấp 2,5 lần khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất.Các chuyên gia NASA cho hay tiểu hành tinh 2024 ON dường như được hình thành bởi 2 tảng đá nhỏ hơn được gắn với nhau. Theo đó, nó có hình dáng giống như hạt lạc, hay người tuyết.Một số giả thuyết cho rằng 2 tảng đá nhỏ trên đã "lang thang" trong vũ trụ cách đây hàng triệu năm. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, chúng đã gắn chặt với nhau và tạo thành một vật thể thống nhất.Các nhà khoa học gọi tiểu hành tinh giống như 2024 ON là "hệ sao đôi tiếp xúc". Họ ước tính chỉ có 14% tiểu hành tinh nằm ở khu vực gần Trái đất thuộc loại này.Không giống với đa số hệ sao đôi tiếp xúc khác thường quay xung quanh một tiểu hành tinh thứ ba, 2024 ON dường như là một vật thể trôi dạt tự do, và quỹ đạo bay của nó được coi là "có khả năng gây nguy hiểm" do tiến vào phạm vi 7,5 triệu km quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho hay, vật thể lạ giống người tuyết sượt qua Trái đất ngày 17/9 được radar vệ tinh ghi lại là tiểu hành tinh có tên 2024 ON.
Theo NASA, tiểu hành tinh 2024 ON đã bay lướt qua Trái đất với vận tốc 31.933 km/giờ, gấp khoảng 26 lần tốc độ âm thanh. Nó có kích thước rất lớn, dài khoảng 350m, tương đương với một tòa nhà chọc trời. Quỹ đạo bay của tảng đá vũ trụ được cho là có khả năng gây nguy hiểm cho hành tinh xanh.
"Tiểu hành tinh 2024 ON được phân loại là có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất nhưng là trong tương lai xa", trích báo cáo của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL), cho biết.
Trong lần sượt qua Trái đất ngày 17/9, tiểu hành tinh 2024 ON đến gần hành tinh xanh ở khoảng cách khá an toàn. NASA cho hay khoảng cách gần nhất giữa tiểu hành tinh 2024 ON và Trái đất đo được là 1 triệu km, tức gấp 2,5 lần khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất.
Các chuyên gia NASA cho hay tiểu hành tinh 2024 ON dường như được hình thành bởi 2 tảng đá nhỏ hơn được gắn với nhau. Theo đó, nó có hình dáng giống như hạt lạc, hay người tuyết.
Một số giả thuyết cho rằng 2 tảng đá nhỏ trên đã "lang thang" trong vũ trụ cách đây hàng triệu năm. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, chúng đã gắn chặt với nhau và tạo thành một vật thể thống nhất.
Các nhà khoa học gọi tiểu hành tinh giống như 2024 ON là "hệ sao đôi tiếp xúc". Họ ước tính chỉ có 14% tiểu hành tinh nằm ở khu vực gần Trái đất thuộc loại này.
Không giống với đa số hệ sao đôi tiếp xúc khác thường quay xung quanh một tiểu hành tinh thứ ba, 2024 ON dường như là một vật thể trôi dạt tự do, và quỹ đạo bay của nó được coi là "có khả năng gây nguy hiểm" do tiến vào phạm vi 7,5 triệu km quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.