Nhiều giả thuyết đã được đưa ra và có thể Maria (tên người phụ nữ được đặt sau khi chết) là người cuối cùng trong bộ lạc Nicoleño sinh sống tại quần đảo này.Vào năm 1853, sau khi xuất hiện tin đồn từ nhóm thợ săn rái cá đến từ thành phố Santa Barbara về người phụ nữ bí ẩn này, một đoàn thám hiểm do các nhà khoa học Mỹ dẫn đầu đã tìm thấy và "giải cứu" cô ấy trong một bộ trang phục là chiếc váy lông chim cốc màu xanh lụcTrên hòn đảo, họ đã theo dõi và phát hiện người phụ nữ sống trong một túp lều, được làm từ xương cá voi hay ngủ trong những hang động và nguồn lương thực hằng ngày của Maria đến từ những con chim sẻ, hải cẩu, củ cây, bào ngư,...Sau đó, Maria đã được đưa về đất liền sống trong một ngôi nhà gạch bằng đất nung ở Santa Barbara, song dường như cô ấy đã không thể thích nghi được với môi trường ở đây.Rào cản về ngôn ngữ giao tiếp, cũng như dịch bệnh ở đại lục (do cơ thể cô ấy chưa được tiêm những loại vaccine phòng bệnh) đã khiến Maria tử vong sau 7 tuần kể từ khi được giải cứu. Trước khi cô qua đời, một nhà truyền giáo Công giáo đã đặt tên cho cô là "Juana Maria".Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã quay trở lại đảo San Nicolas để tìm kiếm thêm thông tin về Juana Maria, họ đã khảo sát hơn 500 địa điểm trên đảo, phát hiện một số tàn tích như túp lều từ xương cá voi, dường như đây chính là ngôi nhà Maria đã xây dựng trước đó.Bằng chứng khảo cổ học và di truyền cho thấy bộ lạc Nicoleño trên đảo San Nicolas có thể đã bị chiếm đóng trong khoảng 8.000 năm. Những tàn dư còn lại trên đảo như đầu mũi tên, đến hang động được đánh dấu bằng hình ảnh cá voi cho thấy văn hóa của họ có mối liên hệ chặt chẽ với đại dương, bằng những nghề săn bắt động vật biển.Tiến sĩ Susan Morris, nhà nghiên cứu lịch sử đã dành nhiều năm để xóa bỏ những huyền thoại và hoài nghi về Maria. Nhóm nghiên cứu của cô đã truy tìm những người Nicoleño rời hòn đảo vào năm 1835 và phát hiện ra rằng ít nhất bảy người trong số họ đã định cư ở Los Angeles và sinh sống, phát triển bình thường.Trong số đó, có một người được mệnh danh là Tomás, sống lâu hơn Maria đã bác bỏ giả thuyết về việc cô ấy là người cuối cùng trong bộ tộc của mình.Bên cạnh đó, những tuyên bố rằng không ai có thể giao tiếp với cô ấy cũng không chính xác. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu phương ngữ giao tiếp của Maria liên quan đến nhánh ngôn ngữ Takic (ngày nay gọi là ngôn ngữ California). Người phụ nữ này đã xoay xở để nói chuyện với những người có thể hiểu được cô ấy, đồng thời cố gắng chia sẻ những câu chuyện của mình.Những bằng chứng đã cho thấy rằng, câu chuyện về những người đàn ông da trắng đưa người phụ nữ cô đơn đến thành phố Santa Barbara và lý do cô đã ở lại hòn đảo vì một đứa trẻ sơ sinh bị lạc, sau đó bó bị chó hoang ăn thịt là hoàn toàn bịa đặt.Tiến sĩ Morris và các đồng nghiệp đã tham khảo các ghi chú của nhà dân tộc học John Peabody Harrington, người đã phỏng vấn một số cư dân trong bộ lạc sinh sống tại California về câu chuyện liên quan đến người phụ nữ này vào cuối thế kỷ 19, họ phát hiện ra rằng cô đã thực sự ở trên đảo với con trai mình.Trong nhiều năm, cặp đôi đã cùng nhau phát triển mạnh trên đảo. Người mẹ chỉ rời San Nicolas sau cái chết bi thảm của con trai mình mà nhà sử học cho rằng có thể cậu ta tử vong do một cuộc tấn công của cá mập.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV24).
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra và có thể Maria (tên người phụ nữ được đặt sau khi chết) là người cuối cùng trong bộ lạc Nicoleño sinh sống tại quần đảo này.
Vào năm 1853, sau khi xuất hiện tin đồn từ nhóm thợ săn rái cá đến từ thành phố Santa Barbara về người phụ nữ bí ẩn này, một đoàn thám hiểm do các nhà khoa học Mỹ dẫn đầu đã tìm thấy và "giải cứu" cô ấy trong một bộ trang phục là chiếc váy lông chim cốc màu xanh lục
Trên hòn đảo, họ đã theo dõi và phát hiện người phụ nữ sống trong một túp lều, được làm từ xương cá voi hay ngủ trong những hang động và nguồn lương thực hằng ngày của Maria đến từ những con chim sẻ, hải cẩu, củ cây, bào ngư,...Sau đó, Maria đã được đưa về đất liền sống trong một ngôi nhà gạch bằng đất nung ở Santa Barbara, song dường như cô ấy đã không thể thích nghi được với môi trường ở đây.
Rào cản về ngôn ngữ giao tiếp, cũng như dịch bệnh ở đại lục (do cơ thể cô ấy chưa được tiêm những loại vaccine phòng bệnh) đã khiến Maria tử vong sau 7 tuần kể từ khi được giải cứu. Trước khi cô qua đời, một nhà truyền giáo Công giáo đã đặt tên cho cô là "Juana Maria".
Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã quay trở lại đảo San Nicolas để tìm kiếm thêm thông tin về Juana Maria, họ đã khảo sát hơn 500 địa điểm trên đảo, phát hiện một số tàn tích như túp lều từ xương cá voi, dường như đây chính là ngôi nhà Maria đã xây dựng trước đó.
Bằng chứng khảo cổ học và di truyền cho thấy bộ lạc Nicoleño trên đảo San Nicolas có thể đã bị chiếm đóng trong khoảng 8.000 năm. Những tàn dư còn lại trên đảo như đầu mũi tên, đến hang động được đánh dấu bằng hình ảnh cá voi cho thấy văn hóa của họ có mối liên hệ chặt chẽ với đại dương, bằng những nghề săn bắt động vật biển.
Tiến sĩ Susan Morris, nhà nghiên cứu lịch sử đã dành nhiều năm để xóa bỏ những huyền thoại và hoài nghi về Maria. Nhóm nghiên cứu của cô đã truy tìm những người Nicoleño rời hòn đảo vào năm 1835 và phát hiện ra rằng ít nhất bảy người trong số họ đã định cư ở Los Angeles và sinh sống, phát triển bình thường.
Trong số đó, có một người được mệnh danh là Tomás, sống lâu hơn Maria đã bác bỏ giả thuyết về việc cô ấy là người cuối cùng trong bộ tộc của mình.
Bên cạnh đó, những tuyên bố rằng không ai có thể giao tiếp với cô ấy cũng không chính xác. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu phương ngữ giao tiếp của Maria liên quan đến nhánh ngôn ngữ Takic (ngày nay gọi là ngôn ngữ California). Người phụ nữ này đã xoay xở để nói chuyện với những người có thể hiểu được cô ấy, đồng thời cố gắng chia sẻ những câu chuyện của mình.
Những bằng chứng đã cho thấy rằng, câu chuyện về những người đàn ông da trắng đưa người phụ nữ cô đơn đến thành phố Santa Barbara và lý do cô đã ở lại hòn đảo vì một đứa trẻ sơ sinh bị lạc, sau đó bó bị chó hoang ăn thịt là hoàn toàn bịa đặt.
Tiến sĩ Morris và các đồng nghiệp đã tham khảo các ghi chú của nhà dân tộc học John Peabody Harrington, người đã phỏng vấn một số cư dân trong bộ lạc sinh sống tại California về câu chuyện liên quan đến người phụ nữ này vào cuối thế kỷ 19, họ phát hiện ra rằng cô đã thực sự ở trên đảo với con trai mình.
Trong nhiều năm, cặp đôi đã cùng nhau phát triển mạnh trên đảo. Người mẹ chỉ rời San Nicolas sau cái chết bi thảm của con trai mình mà nhà sử học cho rằng có thể cậu ta tử vong do một cuộc tấn công của cá mập.
>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV24).