Các chuyên gia đến từ Đại học California, Los Angele, Mỹ đã phân tích mã gene của các mẫu hài cốt hóa thạch tìm thấy ở châu Phi. Đồng thời, họ phân tích ADN của hàng trăm người sống ở Sierra Leone, Nigeria và Benin. Theo đó, họ phát hiện có khoảng 2 - 19% gene của " bộ tộc ma".Sở dĩ các nhà khoa học gọi đó là "bộ tộc ma" là bởi bộ tộc này chưa từng được con người biết đến cho tới thời điểm hiện nay.Theo nhóm nghiên cứu, vào khoảng 50.000 năm trước, tổ tiên của người Tây Phi hiện nay đã giao phối với "bộ tộc ma" - một nhóm người cổ đại mà khoa học hiện nay chưa biết đến.Điều này tương tự như việc người châu Âu thời cổ đại đã giao phối với người Neanderthal.Với phát hiện này, các chuyên gia từng bước làm sáng tỏ cách hominini (tông người) cổ xưa được thêm vào biến thể di truyền của người châu Phi hiện nay, vốn chưa được giới khoa học hiểu rõ. Từ lâu, châu Phi được biết đến là lục địa đa dạng di truyền nhất trên thế giới.Sriram Sankararaman - trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học California cho biết việc phát hiện gene của "bộ tộc ma" trong ADN của người dân ở Tây Phi giúp làm sáng tỏ về tính phức tạp trong sự tiến hóa của bộ gene của con người hiện đại.Ông Sankararaman tin rằng, trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có thể tìm thấy một số "bộ tộc ma" khác khi nghiên cứu bộ gene của các cộng đồng dân cư ở nhiều nơi trên thế giới.Khi ấy, lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ sớm được các chuyên gia giải mã một cách hoàn chỉnh, khoa học nhất.Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.
Các chuyên gia đến từ Đại học California, Los Angele, Mỹ đã phân tích mã gene của các mẫu hài cốt hóa thạch tìm thấy ở châu Phi. Đồng thời, họ phân tích ADN của hàng trăm người sống ở Sierra Leone, Nigeria và Benin. Theo đó, họ phát hiện có khoảng 2 - 19% gene của " bộ tộc ma".
Sở dĩ các nhà khoa học gọi đó là "bộ tộc ma" là bởi bộ tộc này chưa từng được con người biết đến cho tới thời điểm hiện nay.
Theo nhóm nghiên cứu, vào khoảng 50.000 năm trước, tổ tiên của người Tây Phi hiện nay đã giao phối với "bộ tộc ma" - một nhóm người cổ đại mà khoa học hiện nay chưa biết đến.
Điều này tương tự như việc người châu Âu thời cổ đại đã giao phối với người Neanderthal.
Với phát hiện này, các chuyên gia từng bước làm sáng tỏ cách hominini (tông người) cổ xưa được thêm vào biến thể di truyền của người châu Phi hiện nay, vốn chưa được giới khoa học hiểu rõ. Từ lâu, châu Phi được biết đến là lục địa đa dạng di truyền nhất trên thế giới.
Sriram Sankararaman - trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học California cho biết việc phát hiện gene của "bộ tộc ma" trong ADN của người dân ở Tây Phi giúp làm sáng tỏ về tính phức tạp trong sự tiến hóa của bộ gene của con người hiện đại.
Ông Sankararaman tin rằng, trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có thể tìm thấy một số "bộ tộc ma" khác khi nghiên cứu bộ gene của các cộng đồng dân cư ở nhiều nơi trên thế giới.
Khi ấy, lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ sớm được các chuyên gia giải mã một cách hoàn chỉnh, khoa học nhất.
Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.