" Hang động cười" nằm sâu dưới đáy biển vùng đồng bằng Nullarbor, Tây Úc. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì hang động này có hình miệng cười.Các nhà khoa học rất bất ngờ khi phát hiện chất nhày kì lạ bảo phủ toàn bộ hang động.Chúng được xác định là một loại vi khuẩn thuộc nhóm Thaumarchaeota. Tức là loại vi khuẩn sống được là bằng cách oxy hóa các chất trong hang nước mặn. Không những thế chúng còn là loài sống mà không cần đến ánh sáng mặt trời.Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn kháo nhau rằng “hang động cười” là hang của người ngoài hành tinh vì sự sống bí ẩn khó lý giải này.Chúng ta đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm nước biển từ 20C nóng tới 130C và còn phóng ra hợp chất lưu huỳnh.Đây là một hợp chất hoá học rất độc và có mùi thối. Đồng thời chính ở những nơi có mùi thối này đã phát hiện ra một loài động vật bí ẩn sinh sống ở đó mà không cần có ánh sáng Mặt Trời.Trong thời gian kì diệu dưới đáy biển, bốn bề đều tối đen, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu rọi được xuống, những phế thải của sinh vật trên mặt biển cũng không thể chìm sâu xuống đáy để cung cấp "thức ăn" cho loại động vật "thần bí" duy trì cuộc sống.Vậy chúng dựa vào đâu để sinh sống? Khả năng duy nhất là: Các loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc làm hợp chất sunfua hiđro, CO2 và O2 biến đổi thay thế nhau, hình thành chuỗi thực vật bậc thấp để duy trì sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.Bởi vì những loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc này lợi dụng nhiệt độ cao của Trái Đất để tích trữ năng lượng hoá học của hợp chất sunfua hiđro chứ không phải lợi dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.Do vậy, quá trình này gọi là hỗn hợp hoá học, nó hoàn toàn không giống với tính chất của tác dụng quang hợp.>>>Xem thêm video: Hóa thạch “đinh vít”, món đồ thất lạc của người ngoài hành tinh? Nguồn: Kienthucnet.
" Hang động cười" nằm sâu dưới đáy biển vùng đồng bằng Nullarbor, Tây Úc. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì hang động này có hình miệng cười.
Các nhà khoa học rất bất ngờ khi phát hiện chất nhày kì lạ bảo phủ toàn bộ hang động.
Chúng được xác định là một loại vi khuẩn thuộc nhóm Thaumarchaeota. Tức là loại vi khuẩn sống được là bằng cách oxy hóa các chất trong hang nước mặn. Không những thế chúng còn là loài sống mà không cần đến ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn kháo nhau rằng “hang động cười” là hang của người ngoài hành tinh vì sự sống bí ẩn khó lý giải này.
Chúng ta đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.
Cách đây không lâu, các nhà địa chất khi khảo sát bề mặt dưới đáy biển phát hiện chỗ tiếp giáp với vỏ Trái Đất đã nứt, lộ ra nham thạch đã nóng chảy, làm nước biển từ 20C nóng tới 130C và còn phóng ra hợp chất lưu huỳnh.
Đây là một hợp chất hoá học rất độc và có mùi thối. Đồng thời chính ở những nơi có mùi thối này đã phát hiện ra một loài động vật bí ẩn sinh sống ở đó mà không cần có ánh sáng Mặt Trời.
Trong thời gian kì diệu dưới đáy biển, bốn bề đều tối đen, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu rọi được xuống, những phế thải của sinh vật trên mặt biển cũng không thể chìm sâu xuống đáy để cung cấp "thức ăn" cho loại động vật "thần bí" duy trì cuộc sống.
Vậy chúng dựa vào đâu để sinh sống? Khả năng duy nhất là: Các loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc làm hợp chất sunfua hiđro, CO2 và O2 biến đổi thay thế nhau, hình thành chuỗi thực vật bậc thấp để duy trì sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.
Bởi vì những loài vi khuẩn lưu huỳnh hình cọc này lợi dụng nhiệt độ cao của Trái Đất để tích trữ năng lượng hoá học của hợp chất sunfua hiđro chứ không phải lợi dụng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
Do vậy, quá trình này gọi là hỗn hợp hoá học, nó hoàn toàn không giống với tính chất của tác dụng quang hợp.