Lỗ đen bí ẩn AT2018hyz đã được quan sát từ năm 2018, cũng là năm các nhà khoa học phát hiện nó "nuốt chửng" một ngôi sao. Nhưng thay vì phun trả ra ngoài không gian một lượng vật chất nhất định, lỗ đen bí ẩn bất ngờ "ngủ đông" trong vòng 3 năm.Tuy nhiên, đến năm 2021, hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Very Large đặt tại New Mexico - Mỹ bất ngờ bị "dội bom" bởi lỗ đen kỳ quặc bất ngờ bùng nổ suốt vài tháng. Các sóng vô tuyến phụt ra từ nó dữ dội và được xác định chính là vật chất của ngôi sao bị nó xé nhỏ và nuốt chửng vài năm trước.Sự kiện bí ẩn đã được nhóm nghiên cứu từ nhiều viện, trường, trung tâm trực thuộc Đại học Harvard (Mỹ) xem xét.“Hiện tượng làm chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên, chưa ai từng thấy sự kiện tương tự diễn ra”, nhà nghiên cứu Yvette Cendes công tác tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard, cũng là tác giả chính của nghiên cứu mới, nói.Lỗ đen là một thiên thể nổi tiếng hung hãn, nuốt chửng mọi thứ ở quá gần, bao gồm cả ánh sáng.Khi một ngôi sao xấu số lọt vào "thực đơn" của lỗ đen, các lực hấp dẫn cường độ cao sẽ phân mảnh chúng ra thành những sợi dài như sợi mì spaghetti. Sự kiện này được gọi là "sự hình thành spaghettification" hay chính thức hơn là sự gián đoạn thủy triều (TDE)."Bữa tiệc" của lỗ đen tạo ra các tín hiệu rõ ràng về ánh sáng, sóng vô tuyến và các sóng khác mà các nhà thiên văn có thể phát hiện như những vụ nổ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.Điểm đặc biệt của TDE lần này không chỉ là độ trễ 3 năm, mà còn là tốc độ ngoài sức tưởng tượng - thay vì có tốc độ trung bình là 10% tốc độ ánh sáng, tốc độ của dòng vật chất lần này lên tới 50% tốc độ ánh sáng.Cho đến nay các nhà thiên văn học vẫn chưa thể giải thích: Tại sao phải mất quá nhiều thời gian để những tín hiệu ánh sáng này mới xuất hiện?Tuy nhiên, khi nghiên cứu thói quen "kiếm ăn" của các lỗ đen, các nhà thiên văn đã phát hiện một số điểm bất thường không ngờ trong quá khứ.Có lỗ đen đã "rình mò" hơn 10 năm để "ăn" cho bằng được một ngôi sao. Trong khi các lỗ đen khác chỉ "tợp" mỗi khi có ngôi sao bay qua, tạo ra các tia chớp lặp lại như kim đồng hồBước tiếp theo của các nhà thiên văn là tiếp tục khám phá xem, liệu sự kiện như thế này có thực sự xảy ra thường xuyên hay không?>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Lỗ đen bí ẩn AT2018hyz đã được quan sát từ năm 2018, cũng là năm các nhà khoa học phát hiện nó "nuốt chửng" một ngôi sao. Nhưng thay vì phun trả ra ngoài không gian một lượng vật chất nhất định, lỗ đen bí ẩn bất ngờ "ngủ đông" trong vòng 3 năm.
Tuy nhiên, đến năm 2021, hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Very Large đặt tại New Mexico - Mỹ bất ngờ bị "dội bom" bởi lỗ đen kỳ quặc bất ngờ bùng nổ suốt vài tháng. Các sóng vô tuyến phụt ra từ nó dữ dội và được xác định chính là vật chất của ngôi sao bị nó xé nhỏ và nuốt chửng vài năm trước.
Sự kiện bí ẩn đã được nhóm nghiên cứu từ nhiều viện, trường, trung tâm trực thuộc Đại học Harvard (Mỹ) xem xét.
“Hiện tượng làm chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên, chưa ai từng thấy sự kiện tương tự diễn ra”, nhà nghiên cứu Yvette Cendes công tác tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard, cũng là tác giả chính của nghiên cứu mới, nói.
Lỗ đen là một thiên thể nổi tiếng hung hãn, nuốt chửng mọi thứ ở quá gần, bao gồm cả ánh sáng.
Khi một ngôi sao xấu số lọt vào "thực đơn" của lỗ đen, các lực hấp dẫn cường độ cao sẽ phân mảnh chúng ra thành những sợi dài như sợi mì spaghetti. Sự kiện này được gọi là "sự hình thành spaghettification" hay chính thức hơn là sự gián đoạn thủy triều (TDE).
"Bữa tiệc" của lỗ đen tạo ra các tín hiệu rõ ràng về ánh sáng, sóng vô tuyến và các sóng khác mà các nhà thiên văn có thể phát hiện như những vụ nổ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
Điểm đặc biệt của TDE lần này không chỉ là độ trễ 3 năm, mà còn là tốc độ ngoài sức tưởng tượng - thay vì có tốc độ trung bình là 10% tốc độ ánh sáng, tốc độ của dòng vật chất lần này lên tới 50% tốc độ ánh sáng.
Cho đến nay các nhà thiên văn học vẫn chưa thể giải thích: Tại sao phải mất quá nhiều thời gian để những tín hiệu ánh sáng này mới xuất hiện?
Tuy nhiên, khi nghiên cứu thói quen "kiếm ăn" của các lỗ đen, các nhà thiên văn đã phát hiện một số điểm bất thường không ngờ trong quá khứ.
Có lỗ đen đã "rình mò" hơn 10 năm để "ăn" cho bằng được một ngôi sao. Trong khi các lỗ đen khác chỉ "tợp" mỗi khi có ngôi sao bay qua, tạo ra các tia chớp lặp lại như kim đồng hồ
Bước tiếp theo của các nhà thiên văn là tiếp tục khám phá xem, liệu sự kiện như thế này có thực sự xảy ra thường xuyên hay không?
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).