Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Environental Science. Theo đó, các thành phố Maya cổ đại đã bị nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng trong Thời kỳ Cổ điển - những năm 250 đến 1100 sau Công Nguyên.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư - tiến sĩ Ducan Cook, trường Đại học Australian Catholic đã nghiên cứu đất và trầm tích tại các di tích Maya bao gồm Chunchumil ở Mexico; Marco Gonzales, Chan b’I và Actuncan ở Belize; La Corona, Tikal, Petén Itzá, Piedras Negras và Cancuén ở Guatemala; Palmarejo ở Honduras; Cerén ở El Salvador.Kết quả cho thấy gần như tất cả các thành đô này đều bị nhiễm độc thủy ngân với nồng độ dao động từ 0,016 phần triệu ở Actuncan đến mức độ “bất thường” là 17,16 phần triệu ở Tikal, trong khi ngưỡng độc hại đối với chất này trong trầm tích là 1 phần triệu.Chan b'i (Belize) là nơi duy nhất tồn tại dữ liệu sẵn có mà không phát hiện ô nhiễm thủy ngân."Ô nhiễm thủy ngân trong môi trường thường được tìm thấy ở các khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp. Việc phát hiện ra thủy ngân sâu trong đất và trầm tích ở các thành phố cổ đại là điều khó giải thích, cho đến khi chúng tôi bắt đầu xem xét dữ liệu khảo cổ của khu vực và biết được rằng người Maya đã sử dụng thủy ngân trong nhiều thế kỷ", giáo sư Cook chia sẻ.Khi tìm kiếm nguồn gốc gây ô nhiễm, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy ở nhiều địa điểm của nền văn minh Maya như Quiriqua (Guatemala), El Paraíso (Honduras) và thành phố sắc tộc Teotihuacan (miền trung Mexico) đã phát hiện nhiều bình kín chứa đầy thủy ngân lỏng.Ở một số nơi khác còn có những đồ vật được sơn bằng chất chứa thủy ngân, chủ yếu có nguồn gốc từ chu sa.Giải thích về nguyên nhân người Maya ưa chuộng chu sa, tác giả Nicholas Dunning từ Đại học Cincinnati (Mỹ) cho biết người Maya tin rằng các đồ vật có thể chứa “ch'ulel” (sức mạnh linh hồn) vốn nằm trong máu.Do đó sắc tố đỏ tươi của chu sa là một chất vô giá và thiêng liêng đối trong nền văn minh cổ đại này. Tuy nhiên, chất này cũng có thể gây chết người và dấu vết của chu sa vẫn còn lưu lại trong đất và trầm tích ở các di chỉ Maya.Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh lượng thủy ngân được tìm thấy trong các thành đô từng phồn thịnh và sụp đổ bí ẩn này đều đủ gây nguy hiểm cho sức khỏe người Maya cổ đại.Chắc chắn cư dân Maya đã hứng chịu tác động của nhiễm độc thủy ngân mạn tính bao gồm tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan, thận, suy giảm thị lực, giảm thính giác, run tay chân, yếu liệt hay rối loạn tâm thần.Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tổng thể tác động của ô nhiễm thủy ngân lên cộng đồng người Maya cổ đại, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó đã ảnh hưởng không ít đến các thay đổi văn hóa - xã hội cũng như sự suy vong của đế chế hùng mạnh này.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Environental Science. Theo đó, các thành phố Maya cổ đại đã bị nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng trong Thời kỳ Cổ điển - những năm 250 đến 1100 sau Công Nguyên.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư - tiến sĩ Ducan Cook, trường Đại học Australian Catholic đã nghiên cứu đất và trầm tích tại các di tích Maya bao gồm Chunchumil ở Mexico; Marco Gonzales, Chan b’I và Actuncan ở Belize; La Corona, Tikal, Petén Itzá, Piedras Negras và Cancuén ở Guatemala; Palmarejo ở Honduras; Cerén ở El Salvador.
Kết quả cho thấy gần như tất cả các thành đô này đều bị nhiễm độc thủy ngân với nồng độ dao động từ 0,016 phần triệu ở Actuncan đến mức độ “bất thường” là 17,16 phần triệu ở Tikal, trong khi ngưỡng độc hại đối với chất này trong trầm tích là 1 phần triệu.
Chan b'i (Belize) là nơi duy nhất tồn tại dữ liệu sẵn có mà không phát hiện ô nhiễm thủy ngân.
"Ô nhiễm thủy ngân trong môi trường thường được tìm thấy ở các khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp. Việc phát hiện ra thủy ngân sâu trong đất và trầm tích ở các thành phố cổ đại là điều khó giải thích, cho đến khi chúng tôi bắt đầu xem xét dữ liệu khảo cổ của khu vực và biết được rằng người Maya đã sử dụng thủy ngân trong nhiều thế kỷ", giáo sư Cook chia sẻ.
Khi tìm kiếm nguồn gốc gây ô nhiễm, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy ở nhiều địa điểm của nền văn minh Maya như Quiriqua (Guatemala), El Paraíso (Honduras) và thành phố sắc tộc Teotihuacan (miền trung Mexico) đã phát hiện nhiều bình kín chứa đầy thủy ngân lỏng.
Ở một số nơi khác còn có những đồ vật được sơn bằng chất chứa thủy ngân, chủ yếu có nguồn gốc từ chu sa.
Giải thích về nguyên nhân người Maya ưa chuộng chu sa, tác giả Nicholas Dunning từ Đại học Cincinnati (Mỹ) cho biết người Maya tin rằng các đồ vật có thể chứa “ch'ulel” (sức mạnh linh hồn) vốn nằm trong máu.
Do đó sắc tố đỏ tươi của chu sa là một chất vô giá và thiêng liêng đối trong nền văn minh cổ đại này. Tuy nhiên, chất này cũng có thể gây chết người và dấu vết của chu sa vẫn còn lưu lại trong đất và trầm tích ở các di chỉ Maya.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh lượng thủy ngân được tìm thấy trong các thành đô từng phồn thịnh và sụp đổ bí ẩn này đều đủ gây nguy hiểm cho sức khỏe người Maya cổ đại.
Chắc chắn cư dân Maya đã hứng chịu tác động của nhiễm độc thủy ngân mạn tính bao gồm tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan, thận, suy giảm thị lực, giảm thính giác, run tay chân, yếu liệt hay rối loạn tâm thần.
Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tổng thể tác động của ô nhiễm thủy ngân lên cộng đồng người Maya cổ đại, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó đã ảnh hưởng không ít đến các thay đổi văn hóa - xã hội cũng như sự suy vong của đế chế hùng mạnh này.