Người Tây Tạng có những năng lực độc nhất vô nhị mà người dân ở nhiều nơi khác trên thế giới không có được. Trong số này có việc, người dân Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe khi sinh sống ở môi trường có lượng oxy rất thấp trên cao nguyên.Các nhà khoa học phát hiện Tây Tạng là vùng cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt. Hầu hết người nước ngoài khi đến Tây Tạng đều gặp phải một số vấn đề về sức khỏe do thiếu oxy.Từ đây, các chuyên gia thực hiện dự án nghiên cứu nhằm giải mã bí mật về bộ gene của người Tây Tạng.Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học California ở Davis (UC Davis) cho thấy người Denisovans đã đến cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước.Tại đây, người Denisovans và Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự tiếp xúc, giao lưu cũng như các cuộc hôn phối dị chủng.Từ những cuộc hôn nhân này, 2 tổ tiên khác loài đã truyền lại một gene đặc biệt cho những người con gái.Tiếp đến, những phụ nữ mang nguồn gene đặc biệt trên truyền lại cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này. Loại gene đó duy trì cho đến ngày nay (tức khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi người Denisovans và Homo sapiens đã tuyệt chủng.Theo các nhà khoa học, yếu tố chính tạo ra năng lực đặc biệt cho người Tây Tạng chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1). Loại gene này giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu.Thêm nữa, gene Endothelia Pas1 khiến người Tây Tạng trở nên đặc biệt hơn so với người dân ở các nước và khu vực khác trên thế giới.Nhờ vậy, người Tây Tạng thích ứng với môi trường đặc thù trên cao nguyên.Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THDT.
Người Tây Tạng có những năng lực độc nhất vô nhị mà người dân ở nhiều nơi khác trên thế giới không có được. Trong số này có việc, người dân Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe khi sinh sống ở môi trường có lượng oxy rất thấp trên cao nguyên.
Các nhà khoa học phát hiện Tây Tạng là vùng cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt. Hầu hết người nước ngoài khi đến Tây Tạng đều gặp phải một số vấn đề về sức khỏe do thiếu oxy.
Từ đây, các chuyên gia thực hiện dự án nghiên cứu nhằm giải mã bí mật về bộ gene của người Tây Tạng.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học California ở Davis (UC Davis) cho thấy người Denisovans đã đến cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước.
Tại đây, người Denisovans và Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự tiếp xúc, giao lưu cũng như các cuộc hôn phối dị chủng.
Từ những cuộc hôn nhân này, 2 tổ tiên khác loài đã truyền lại một gene đặc biệt cho những người con gái.
Tiếp đến, những phụ nữ mang nguồn gene đặc biệt trên truyền lại cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này. Loại gene đó duy trì cho đến ngày nay (tức khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi người Denisovans và Homo sapiens đã tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học, yếu tố chính tạo ra năng lực đặc biệt cho người Tây Tạng chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1). Loại gene này giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu.
Thêm nữa, gene Endothelia Pas1 khiến người Tây Tạng trở nên đặc biệt hơn so với người dân ở các nước và khu vực khác trên thế giới.
Nhờ vậy, người Tây Tạng thích ứng với môi trường đặc thù trên cao nguyên.
Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THDT.