Son Heung Min ra sân trong đội hình xuất phát của Hàn Quốc trong trận ra quân gặp đội tuyển Uruguay ở bảng F. Ngôi sao đang khoác áo CLB Tottenham thi đấu với chiếc mặt nạ màu đen để bảo vệ vùng hốc mắt vừa được phẫu thuật do gặp chấn thương cách đây hai tuần.Chấn thương này khiến Son bị buộc phải thực hiện phẫu thuật để đảm bảo hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại rằng ngôi sao 30 tuổi có thể bị loại khỏi kế hoạch tham dự World Cup của đội tuyển Hàn Quốc.Để đảm bảo duy trì phong độ, cũng như giảm thiểu nguy cơ tiếp tục bị chấn thương, Son Heung-min đã phải sử dụng một chiếc mặt nạ đặc biệt khi thi đấu.Theo tiết lộ của FIFA, chiếc mặt nạ được Son sử dụng trong trận đấu được làm bằng sợi carbon (carbon fibre) với phương pháp in 3D.Thiết bị này được phép sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, thường là khi cầu thủ đang trong quá trình điều trị từ chấn thương, mà vẫn muốn đạt được phong độ thi đấu cao.Sợi carbon có một số lợi thế so với nhựa dẻo, bao gồm độ cứng cao, độ bền kéo cao, trọng lượng thấp, kháng hóa chất cao, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Bởi vậy, chất liệu này rất phổ biến trong ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật dân dụng, quân sự và gần đây là thể thao.Lợi thế lớn nhất của sợi carbon khi sử dụng làm vật liệu đeo, là giúp người đeo có được sự thoải mái, vì có trọng lượng nhẹ hơn kim loại, nhựa nhiều lần.Bên cạnh đó, một đặc tính không thể không nhắc tới là độ cứng cao, khó biến dạng dưới tác động mạnh, cũng là điểm nhấn giúp cầu thủ đeo thiết bị này tránh được những va chạm vật lý nghiêm trọng.Trong báo cáo của Precedence Research, thị trường in 3D phục vụ y tế ước tính đạt giá trị 1,45 tỷ USD trong năm 2021. Quy mô thị trường dự kiến đạt 6,21 tỷ USD vào 2030 với tốc độ tăng trưởng 17% mỗi năm.Trong đó, việc in 3D ra những chiếc mặt nạ thể thao, hỗ trợ hồi phục của các vận động viên là một ứng dụng nhỏ của công nghệ này. Ở lĩnh vực y tế, in 3D được áp dụng trong việc thay khớp, ghép xương nhân tạo với các loại vật liệu thay thế đặc biệt.Việc chế tạo các loại chân tay giả, có kích thước trùng khớp, cá nhân hóa cho thương tổn của từng bệnh nhân cũng là một ứng dụng của công nghệ này. Các loại chi giả từ nhựa composite hay sợi carbon có nhiều lợi thế so với vật liệu truyền thống.Bước tiến tiếp theo của giải pháp này là in ra các bộ phận, nội tạng người, kết hợp cùng công nghệ tế bào gốc.>>> Xem thêm video: Cầu thủ nổi tiếng Iran bị bắt vì bôi xấu đội tuyển tại World Cup.
Son Heung Min ra sân trong đội hình xuất phát của Hàn Quốc trong trận ra quân gặp đội tuyển Uruguay ở bảng F. Ngôi sao đang khoác áo CLB Tottenham thi đấu với chiếc mặt nạ màu đen để bảo vệ vùng hốc mắt vừa được phẫu thuật do gặp chấn thương cách đây hai tuần.
Chấn thương này khiến Son bị buộc phải thực hiện phẫu thuật để đảm bảo hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại rằng ngôi sao 30 tuổi có thể bị loại khỏi kế hoạch tham dự World Cup của đội tuyển Hàn Quốc.
Để đảm bảo duy trì phong độ, cũng như giảm thiểu nguy cơ tiếp tục bị chấn thương, Son Heung-min đã phải sử dụng một chiếc mặt nạ đặc biệt khi thi đấu.
Theo tiết lộ của FIFA, chiếc mặt nạ được Son sử dụng trong trận đấu được làm bằng sợi carbon (carbon fibre) với phương pháp in 3D.
Thiết bị này được phép sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, thường là khi cầu thủ đang trong quá trình điều trị từ chấn thương, mà vẫn muốn đạt được phong độ thi đấu cao.
Sợi carbon có một số lợi thế so với nhựa dẻo, bao gồm độ cứng cao, độ bền kéo cao, trọng lượng thấp, kháng hóa chất cao, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Bởi vậy, chất liệu này rất phổ biến trong ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật dân dụng, quân sự và gần đây là thể thao.
Lợi thế lớn nhất của sợi carbon khi sử dụng làm vật liệu đeo, là giúp người đeo có được sự thoải mái, vì có trọng lượng nhẹ hơn kim loại, nhựa nhiều lần.
Bên cạnh đó, một đặc tính không thể không nhắc tới là độ cứng cao, khó biến dạng dưới tác động mạnh, cũng là điểm nhấn giúp cầu thủ đeo thiết bị này tránh được những va chạm vật lý nghiêm trọng.
Trong báo cáo của Precedence Research, thị trường in 3D phục vụ y tế ước tính đạt giá trị 1,45 tỷ USD trong năm 2021. Quy mô thị trường dự kiến đạt 6,21 tỷ USD vào 2030 với tốc độ tăng trưởng 17% mỗi năm.
Trong đó, việc in 3D ra những chiếc mặt nạ thể thao, hỗ trợ hồi phục của các vận động viên là một ứng dụng nhỏ của công nghệ này. Ở lĩnh vực y tế, in 3D được áp dụng trong việc thay khớp, ghép xương nhân tạo với các loại vật liệu thay thế đặc biệt.
Việc chế tạo các loại chân tay giả, có kích thước trùng khớp, cá nhân hóa cho thương tổn của từng bệnh nhân cũng là một ứng dụng của công nghệ này. Các loại chi giả từ nhựa composite hay sợi carbon có nhiều lợi thế so với vật liệu truyền thống.
Bước tiến tiếp theo của giải pháp này là in ra các bộ phận, nội tạng người, kết hợp cùng công nghệ tế bào gốc.
>>> Xem thêm video: Cầu thủ nổi tiếng Iran bị bắt vì bôi xấu đội tuyển tại World Cup.