Trong thông báo ngày 17/8, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho hay hạn hán kéo dài trên lưu vực sông Trường Giang “đã ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương, gia súc và vụ mùa”.Do đó, để đối phó tình trạng hạn hán nghiêm trọng và đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử, Trung Quốc quyết định sử dụng công nghệ gieo mây nhân tạo.Công nghệ gieo mây nhân tạo sử dụng thanh i-ốt bạc bắn lên vào bầu trời để tạo mưa. Đồng thời, các máy bay được triển khai để thực hiện giải pháp một cách hiệu quả nhất.Cụ thể, máy bay sẽ bắn các thanh i-ốt bạc lên trên các đám mây để tạo thành các tinh thể băng.Các tinh thể này sẽ đóng vai trò như một tâm ngưng tụ cho hơi ẩm trong mây, làm quá trình thoát hơi nước từ mây hiệu quả hơn.Công nghệ gieo mây nhân tạo được sử dụng từ những năm 1940. Trung Quốc sở hữu công nghệ này để ứng phó với tình trạng hạn hán trong những năm qua.Theo các chuyên gia, gieo mây nhân tạo là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng cường giám sát và ứng phó với thiên tai của Trung Quốc.Không chỉ tạo mưa, công nghệ gieo mây nhân tạo còn giúp Trung Quốc tạo điều kiện thời tiết thuận lợi cho các sự kiện lớn ngoài trời.Điển hình là trong Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, Trung Quốc sử dụng công nghệ trên để ngăn mưa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự kiện thể thao có quy mô tầm cỡ thế giới.Mời độc giả xem video: Nắng nóng kỷ lục và sự thích nghi của con người. Nguồn: VTV24.
Trong thông báo ngày 17/8, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho hay hạn hán kéo dài trên lưu vực sông Trường Giang “đã ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương, gia súc và vụ mùa”.
Do đó, để đối phó tình trạng hạn hán nghiêm trọng và đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử, Trung Quốc quyết định sử dụng công nghệ gieo mây nhân tạo.
Công nghệ gieo mây nhân tạo sử dụng thanh i-ốt bạc bắn lên vào bầu trời để tạo mưa. Đồng thời, các máy bay được triển khai để thực hiện giải pháp một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, máy bay sẽ bắn các thanh i-ốt bạc lên trên các đám mây để tạo thành các tinh thể băng.
Các tinh thể này sẽ đóng vai trò như một tâm ngưng tụ cho hơi ẩm trong mây, làm quá trình thoát hơi nước từ mây hiệu quả hơn.
Công nghệ gieo mây nhân tạo được sử dụng từ những năm 1940. Trung Quốc sở hữu công nghệ này để ứng phó với tình trạng hạn hán trong những năm qua.
Theo các chuyên gia, gieo mây nhân tạo là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng cường giám sát và ứng phó với thiên tai của Trung Quốc.
Không chỉ tạo mưa, công nghệ gieo mây nhân tạo còn giúp Trung Quốc tạo điều kiện thời tiết thuận lợi cho các sự kiện lớn ngoài trời.
Điển hình là trong Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, Trung Quốc sử dụng công nghệ trên để ngăn mưa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự kiện thể thao có quy mô tầm cỡ thế giới.
Mời độc giả xem video: Nắng nóng kỷ lục và sự thích nghi của con người. Nguồn: VTV24.