Thành cổ Salamanca thuộc tỉnh Salamanca, Tây Ban Nha nổi tiếng là một Di sản thế giới, được UNESCO công nhận năm 1988. Đặc biệt, trong thành cổ này có nhiều tác phẩm điêu khắc gây tranh cãi.Trong số đó nổi bật nhất là bức chạm khắc phi hành gia Nhà thờ Salamanca. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1513 và hoàn thiện năm 1733. Nó khiến nhiều người tin vào những điều huyền bí quả quyết rằng đây là bằng chứng của "xuyên không".Cụ thể, hình điêu khắc phi hành gia xuất hiện trên lối vào Nhà thờ mới, ở vị trí cạnh bên, song song với cửa ra vào. Phi hành gia này ngồi trên một thân cây, với đầy đủ giày, mũ bảo hiểm, đặt trên ngực có vẻ như là thiết bị hô hấp, được nối với 2 ống đến chiếc ba lô ở phía sau lưng.Bàn tay phải của người phi hành gia này đang nắm thứ gì đó như một cây dây leo, giống một loại yên cương được chòng qua eo. Bàn tay trái của anh túm vào một chiếc lá bên cạnh. Khuôn mặt anh biểu thị một trạng thái khá kinh ngạc.Tuy nhiên, các phi hành gia vẫn chưa xuất hiện khi nhà thờ này được xây dựng. Vậy tại sao người xưa lại có thể chạm khắc hình của họ?Nhiều người giải thích rằng hình khắc ấy trên thực tế là một phần của quá trình trùng tu nhà thờ vào năm 1992. Vào thời điểm đó, “Puerta de Ramos” (đây là tên của lối vào Nhà thờ mới) đã xuất hiện những hư hại đáng kể sau một vài thế kỷ tồn tại.Theo truyền thống, trong quá trình trùng tu nhà thờ, người ta thường đưa thêm thắt thứ gì đó từ thời hiện đại, và trong trường hợp này, những người phụ trách trùng tu đã lựa chọn hình tượng của một phi hành gia.Quá trình tu bổ có lẽ đã được thực hiện bởi người thợ xây đá Miguel Romero dưới sự giám sát của Jerónimo García de Quiñones.Tuy nhiên, những người ủng hộ các giả thuyết thay thế khác lại cho rằng hình tượng phi hành gia thực ra đã được chạm khắc sớm hơn nhiều và công việc trùng tu chỉ đơn thuần tu sửa lại các chỗ hư hại trên bức chạm khắc phi hành gia.Điều bí ẩn nằm ở chỗ các bức ảnh mặt tiền nhà thờ trước khi trùng tu và lời kể của các nhân chứng về lối vào nhà thờ là vô cùng hiếm hoi, khiến cuộc tranh luận thêm phần gay gắt.Ngoài hình khắc phi hành gia, thành phố này còn có các hình chạm khắc kỳ lạ khác, ví dụ như một phần mặt tiền của Trường đại học Salamanca, có một hình chạm khắc đá rất chi tiết và đa dạng, mô tả tất cả các loại hình thù và thiết kế.Trong bức tranh chạm khắc đó có ẩn giấu một hộp sọ người với con ếch tạo trên đỉnh. Hình chạm khắc này khá cổ vì mặt tiền đó được thi công vào năm 1529.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Thành cổ Salamanca thuộc tỉnh Salamanca, Tây Ban Nha nổi tiếng là một Di sản thế giới, được UNESCO công nhận năm 1988. Đặc biệt, trong thành cổ này có nhiều tác phẩm điêu khắc gây tranh cãi.
Trong số đó nổi bật nhất là bức chạm khắc phi hành gia Nhà thờ Salamanca. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1513 và hoàn thiện năm 1733. Nó khiến nhiều người tin vào những điều huyền bí quả quyết rằng đây là bằng chứng của "xuyên không".
Cụ thể, hình điêu khắc phi hành gia xuất hiện trên lối vào Nhà thờ mới, ở vị trí cạnh bên, song song với cửa ra vào. Phi hành gia này ngồi trên một thân cây, với đầy đủ giày, mũ bảo hiểm, đặt trên ngực có vẻ như là thiết bị hô hấp, được nối với 2 ống đến chiếc ba lô ở phía sau lưng.
Bàn tay phải của người phi hành gia này đang nắm thứ gì đó như một cây dây leo, giống một loại yên cương được chòng qua eo. Bàn tay trái của anh túm vào một chiếc lá bên cạnh. Khuôn mặt anh biểu thị một trạng thái khá kinh ngạc.
Tuy nhiên, các phi hành gia vẫn chưa xuất hiện khi nhà thờ này được xây dựng. Vậy tại sao người xưa lại có thể chạm khắc hình của họ?
Nhiều người giải thích rằng hình khắc ấy trên thực tế là một phần của quá trình trùng tu nhà thờ vào năm 1992. Vào thời điểm đó, “Puerta de Ramos” (đây là tên của lối vào Nhà thờ mới) đã xuất hiện những hư hại đáng kể sau một vài thế kỷ tồn tại.
Theo truyền thống, trong quá trình trùng tu nhà thờ, người ta thường đưa thêm thắt thứ gì đó từ thời hiện đại, và trong trường hợp này, những người phụ trách trùng tu đã lựa chọn hình tượng của một phi hành gia.
Quá trình tu bổ có lẽ đã được thực hiện bởi người thợ xây đá Miguel Romero dưới sự giám sát của Jerónimo García de Quiñones.
Tuy nhiên, những người ủng hộ các giả thuyết thay thế khác lại cho rằng hình tượng phi hành gia thực ra đã được chạm khắc sớm hơn nhiều và công việc trùng tu chỉ đơn thuần tu sửa lại các chỗ hư hại trên bức chạm khắc phi hành gia.
Điều bí ẩn nằm ở chỗ các bức ảnh mặt tiền nhà thờ trước khi trùng tu và lời kể của các nhân chứng về lối vào nhà thờ là vô cùng hiếm hoi, khiến cuộc tranh luận thêm phần gay gắt.
Ngoài hình khắc phi hành gia, thành phố này còn có các hình chạm khắc kỳ lạ khác, ví dụ như một phần mặt tiền của Trường đại học Salamanca, có một hình chạm khắc đá rất chi tiết và đa dạng, mô tả tất cả các loại hình thù và thiết kế.
Trong bức tranh chạm khắc đó có ẩn giấu một hộp sọ người với con ếch tạo trên đỉnh. Hình chạm khắc này khá cổ vì mặt tiền đó được thi công vào năm 1529.