Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở bốn nước châu Âu (Euroconsumers) đã kệ đơn kiện đòi bồi thường khoảng 217 triệu USD. Lý do là cáo buộc Apple đã lừa dối người dùng tải xuống các bản cập nhật phần mềm nhằm mục đích làm chậm iPhone.Cáo buộc đã chỉ ra rõ Apple đã khiến 2 triệu mẫu iPhone đời cũ gồm 6, 6 Plus, 6s và 6s Plus "bị làm chậm một cách có chủ đích"."Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cố ý rút ngắn tuổi thọ của bất kỳ sản phẩm Apple nào, hoặc làm suy giảm trải nghiệm người dùng với mục đích thúc đẩy họ nâng cấp sản phẩm mới", đại diện Apple nói với Business InsiderTrước đó ở Mỹ, Apple cũng đã phải đối mặt với một vụ kiện dẫn đến thỏa thuận dàn xếp trị giá lên tới 500 triệu USD. Vào thời điểm đó, có nhiều cáo buộc rằng Apple đã thực hiện một số thủ thuật về cập nhật phần mềm để khiến người dùng mua các mẫu máy đã cập nhật.Vào tháng 3 năm nay, Apple đã đồng ý chi trả số tiền phạt nhưng không thừa nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào mà chỉ hy vọng tránh được một vụ kiện kéo dài.Appe cho biết đang làm việc với các đơn vị quản lý và một số tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại châu Âu để giải đáp những lo ngại của họ.Từ cuối năm 2017, Apple bị phát hiện cố tình hạ hiệu năng của iPhone đời cũ như iPhone 6, 6s và SE khi những máy này được nâng cấp lên iOS 10.2.1 và iPhone 7 khi chuyển sang iOS 11.2.Apple giải thích rằng, họ làm vậy để tránh thiết bị tắt đột ngột do pin "chai" và "đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, bao gồm hiệu suất tổng thể và kéo dài tuổi thọ của thiết bị". Dù vậy, hãng vẫn liên tục bị chỉ trích.Apple sau đó đã xin lỗi người dùng, đồng thời triển khai chương trình thay pin với giá 29 USD. Tuy nhiên, nhiều người không chấp nhận và cho rằng đó là hành vi gian lận, được nhà sản xuất thực hiện để khiến người dùng phải mua điện thoại mới và đắt tiền hơn.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở bốn nước châu Âu (Euroconsumers) đã kệ đơn kiện đòi bồi thường khoảng 217 triệu USD. Lý do là cáo buộc Apple đã lừa dối người dùng tải xuống các bản cập nhật phần mềm nhằm mục đích làm chậm iPhone.
Cáo buộc đã chỉ ra rõ Apple đã khiến 2 triệu mẫu iPhone đời cũ gồm 6, 6 Plus, 6s và 6s Plus "bị làm chậm một cách có chủ đích".
"Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cố ý rút ngắn tuổi thọ của bất kỳ sản phẩm Apple nào, hoặc làm suy giảm trải nghiệm người dùng với mục đích thúc đẩy họ nâng cấp sản phẩm mới", đại diện Apple nói với Business Insider
Trước đó ở Mỹ, Apple cũng đã phải đối mặt với một vụ kiện dẫn đến thỏa thuận dàn xếp trị giá lên tới 500 triệu USD. Vào thời điểm đó, có nhiều cáo buộc rằng Apple đã thực hiện một số thủ thuật về cập nhật phần mềm để khiến người dùng mua các mẫu máy đã cập nhật.
Vào tháng 3 năm nay, Apple đã đồng ý chi trả số tiền phạt nhưng không thừa nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào mà chỉ hy vọng tránh được một vụ kiện kéo dài.
Appe cho biết đang làm việc với các đơn vị quản lý và một số tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại châu Âu để giải đáp những lo ngại của họ.
Từ cuối năm 2017, Apple bị phát hiện cố tình hạ hiệu năng của iPhone đời cũ như iPhone 6, 6s và SE khi những máy này được nâng cấp lên iOS 10.2.1 và iPhone 7 khi chuyển sang iOS 11.2.
Apple giải thích rằng, họ làm vậy để tránh thiết bị tắt đột ngột do pin "chai" và "đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, bao gồm hiệu suất tổng thể và kéo dài tuổi thọ của thiết bị". Dù vậy, hãng vẫn liên tục bị chỉ trích.
Apple sau đó đã xin lỗi người dùng, đồng thời triển khai chương trình thay pin với giá 29 USD. Tuy nhiên, nhiều người không chấp nhận và cho rằng đó là hành vi gian lận, được nhà sản xuất thực hiện để khiến người dùng phải mua điện thoại mới và đắt tiền hơn.