1. Hiện tượng Mặt Trời giả: Mặt Trời giả còn gọi là Mặt Trời bóng ma hay quầng tinh thể là hiện tượng làm xuất hiện các điểm sáng (Mặt Trời giả) ở cả hai bên của Mặt Trời thật. Thậm chí, có những trường hợp xuất hiện một quầng sáng mờ thành hình vòng cung xung quanh Mặt Trời thật. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này thường xuất hiện khi Mặt Trời mọc hoặc lặn.Theo các nhà khoa học, Mặt Trời giả xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.Khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng một mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng, ánh sáng đi xuyên qua tinh thể băng sẽ bị bẻ cong một góc 22 độ trước khi phản chiếu tới mắt. Khi đó, các tinh thể băng hiện lên như các nguồn sáng độc lập tạo nên hiện tượng Mặt Trời giả. 2. Cột sáng như "người ngoài hành tinh đổ bộ": Cột sáng là hiện tượng xuất hiện nhiều cột ánh sáng chiếu thẳng lên bầu trời vào mùa đông ở vùng có khí hậu lạnh.Thực tế, cột sáng là hiện tượng quang học trong khí quyển xảy ra do ánh sáng phản chiếu từ tinh thể băng nhỏ lơ lửng trong không khí theo chiều thẳng đứng. 3. Chớp sáng xanh lục khi Mặt Trời lặn: Là một trong những ảo ảnh nổi tiếng nhất trên thế giới, khiến bạn trầm trồ “tưởng ảo mà thật”, các chớp sáng xanh lục sẽ xuất hiện cực nhanh, kéo dài chưa đầy vài giây, ngay trước khi mặt trời lặn hoặc ngay trước khi mặt trời mọc. Chính vì vậy, rất khó để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo này.Hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy này xảy ra là do cách ánh sáng tương tác với bầu khí quyển Trái Đất. 4. Fata Morgana: Đối với các thủy thủ, Fata Morgana là một hiện tượng ảo ảnh siêu việt không ai muốn gặp lần nào trong những chuyến vượt biển của mình. Theo đó, ảo ảnh này thường xuất hiện ở phía đường chân trời trên các đại dương và biển, đặc biệt là ở các vùng cực. Nó làm cho các vật thể ở xa, chẳng hạn như một con tàu trông như đang lơ lửng trên bầu trời.Thông thường, Fatas Morganas sẽ xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ (hoặc "bẻ cong") bởi nhiệt độ không khí tương phản với nhiệt độ mặt biển. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng xuất hiện tại các mặt hồ hoặc xa mạc chứ không riêng gì ở các đại dương. 5. Bóng ma Brocken: Được đặt tên theo đỉnh núi Harz tại Đức, hiện tượng ảo ảnh này được khám phá ra lần đầu tiên bởi những người leo núi.Trong chuyến leo núi của mình, những người này đã nhận thấy bóng hình ma quái dường như đang nhìn họ qua lớp mây mù trên cao. Đầu của "bóng ma" thường được bao quanh bởi các vòng ánh sáng màu tương tự như các quầng sáng tạo thành một vầng hào quang rực rỡ.Trên thực tế, đây chỉ là cái bóng của chính họ khi ánh sáng bị nhiễu xạ tương tự như trường hợp cầu vồng khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua những giọt nước nhỏ li ti trong không khí.>>>Xem thêm video: GS.TS Phạm Hùng Việt nói về khoa học. Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.
1. Hiện tượng Mặt Trời giả: Mặt Trời giả còn gọi là Mặt Trời bóng ma hay quầng tinh thể là hiện tượng làm xuất hiện các điểm sáng (Mặt Trời giả) ở cả hai bên của Mặt Trời thật. Thậm chí, có những trường hợp xuất hiện một quầng sáng mờ thành hình vòng cung xung quanh Mặt Trời thật. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này thường xuất hiện khi Mặt Trời mọc hoặc lặn.
Theo các nhà khoa học, Mặt Trời giả xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.
Khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng một mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng, ánh sáng đi xuyên qua tinh thể băng sẽ bị bẻ cong một góc 22 độ trước khi phản chiếu tới mắt. Khi đó, các tinh thể băng hiện lên như các nguồn sáng độc lập tạo nên hiện tượng Mặt Trời giả.
2. Cột sáng như "người ngoài hành tinh đổ bộ": Cột sáng là hiện tượng xuất hiện nhiều cột ánh sáng chiếu thẳng lên bầu trời vào mùa đông ở vùng có khí hậu lạnh.
Thực tế, cột sáng là hiện tượng quang học trong khí quyển xảy ra do ánh sáng phản chiếu từ tinh thể băng nhỏ lơ lửng trong không khí theo chiều thẳng đứng.
3. Chớp sáng xanh lục khi Mặt Trời lặn: Là một trong những ảo ảnh nổi tiếng nhất trên thế giới, khiến bạn trầm trồ “tưởng ảo mà thật”, các chớp sáng xanh lục sẽ xuất hiện cực nhanh, kéo dài chưa đầy vài giây, ngay trước khi mặt trời lặn hoặc ngay trước khi mặt trời mọc. Chính vì vậy, rất khó để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo này.
Hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy này xảy ra là do cách ánh sáng tương tác với bầu khí quyển Trái Đất.
4. Fata Morgana: Đối với các thủy thủ, Fata Morgana là một hiện tượng ảo ảnh siêu việt không ai muốn gặp lần nào trong những chuyến vượt biển của mình. Theo đó, ảo ảnh này thường xuất hiện ở phía đường chân trời trên các đại dương và biển, đặc biệt là ở các vùng cực. Nó làm cho các vật thể ở xa, chẳng hạn như một con tàu trông như đang lơ lửng trên bầu trời.
Thông thường, Fatas Morganas sẽ xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ (hoặc "bẻ cong") bởi nhiệt độ không khí tương phản với nhiệt độ mặt biển. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng xuất hiện tại các mặt hồ hoặc xa mạc chứ không riêng gì ở các đại dương.
5. Bóng ma Brocken: Được đặt tên theo đỉnh núi Harz tại Đức, hiện tượng ảo ảnh này được khám phá ra lần đầu tiên bởi những người leo núi.
Trong chuyến leo núi của mình, những người này đã nhận thấy bóng hình ma quái dường như đang nhìn họ qua lớp mây mù trên cao. Đầu của "bóng ma" thường được bao quanh bởi các vòng ánh sáng màu tương tự như các quầng sáng tạo thành một vầng hào quang rực rỡ.
Trên thực tế, đây chỉ là cái bóng của chính họ khi ánh sáng bị nhiễu xạ tương tự như trường hợp cầu vồng khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua những giọt nước nhỏ li ti trong không khí.
>>>Xem thêm video: GS.TS Phạm Hùng Việt nói về khoa học. Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.