1. Trái đất là trung tâm vũ trụ: Ngày nay, chúng ta ai cũng biết Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Nhưng cách đây cả ngàn năm, giả thuyết này được nêu ra và không ít người ủng hộ. Nguyên nhân là do vào thời Hy Lạp cổ đại, học giả Ptolemy đã cho ra đời thuyết địa tâm. Trong đó lý thuyết này mô tả Trái đất hình cầu và nằm ở trung tâm vũ trụ.Các ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái đất, với thứ tự từ trong ra ngoài là Mặt trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ.Đây là một trong những thất bại khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, nó tồn tại lâu dài đến tận thế kỷ XIV. Mãi đến khi nhà thiên văn học Copernicus công bố mô hình nhật tâm vào năm 1543, mọi người mới biết được chính xác vị trí của Trái đất và các hành tinh quay quanh Mặt trời.Dù cho lúc bấy giờ, những lý giải của Copernicus đã không thể thuyết phục được giáo hội nhưng nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiên văn khác.Mô hình này đã đánh dấu sự phát triển của thiên văn học hiện đại và khuyến khích các nhà khoa học và học giả có thái độ hoài nghi hơn với những giáo điều đã tồn tại từ trước. 2. DNA không hề quan trọng: DNA được phát hiện vào năm 1869 nhưng trong suốt một thời gian dài trước đó, vai trò của DNA đã bị các nhà khoa học bỏ quên.Ngay cả sau khi nhiều thí nghiệm vào giữa thế kỷ XX đã cung cấp bằng chứng cho thấy, DNA chính là nơi lưu trữ thông tin di truyền, quy định các tính trạng của con người và động vật nhưng nhiều nhà khoa học vẫn tin, protein mới chính là vật chất lưu trữ thông tin di truyền.Lý do họ đưa ra là DNA quá đơn giản để có thể lưu giữ được một lượng lớn thông tin.Điều này chỉ kết thúc khi Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép của DNA vào năm 1953. Mô hình này khiến cho các nhà sinh học bắt đầu hiểu làm thế nào một phân tử đơn giản như DNA lại có thể lưu trữ những thông tin di truyền lớn tới vậy. 3. Biến chì thành vàng: Ý tưởng biến chì thành vàng đối với bạn có lẽ khá điên rồ, nhưng đó lại là một tham vọng của các nhà giả kim thời cổ xưa.Vào thời mà con người chưa biết gì đến bản chất của các nguyên tố hóa học, số nguyên tử, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, người ta chỉ quan sát thấy các phản ứng hóa học tạo ra các hiện tượng “kỳ diệu” như thay đổi màu sắc, bốc cháy, phát nổ, bốc hơi, co giãn hay tạo mùi; từ đó, họ phát sinh ý tưởng có thể biến thứ kim loại xám xỉn thành một thứ kim loại mới đẹp đẽ hơn, tỏa sáng hơn.Với tham vọng đó, các nhà giả kim đã ra sức tìm kiếm loại “đá tạo vàng” – một loại đá chỉ có trong trí tưởng tượng của họ - để biến ước mơ của mình thành hiện thực.>>>Xem thêm video: GS Duncan chia sẻ về vai trò của nghiên cứu khoa học.
1. Trái đất là trung tâm vũ trụ: Ngày nay, chúng ta ai cũng biết Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Nhưng cách đây cả ngàn năm, giả thuyết này được nêu ra và không ít người ủng hộ. Nguyên nhân là do vào thời Hy Lạp cổ đại, học giả Ptolemy đã cho ra đời thuyết địa tâm. Trong đó lý thuyết này mô tả Trái đất hình cầu và nằm ở trung tâm vũ trụ.
Các ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái đất, với thứ tự từ trong ra ngoài là Mặt trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ.
Đây là một trong những thất bại khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, nó tồn tại lâu dài đến tận thế kỷ XIV. Mãi đến khi nhà thiên văn học Copernicus công bố mô hình nhật tâm vào năm 1543, mọi người mới biết được chính xác vị trí của Trái đất và các hành tinh quay quanh Mặt trời.
Dù cho lúc bấy giờ, những lý giải của Copernicus đã không thể thuyết phục được giáo hội nhưng nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiên văn khác.
Mô hình này đã đánh dấu sự phát triển của thiên văn học hiện đại và khuyến khích các nhà khoa học và học giả có thái độ hoài nghi hơn với những giáo điều đã tồn tại từ trước.
2. DNA không hề quan trọng: DNA được phát hiện vào năm 1869 nhưng trong suốt một thời gian dài trước đó, vai trò của DNA đã bị các nhà khoa học bỏ quên.
Ngay cả sau khi nhiều thí nghiệm vào giữa thế kỷ XX đã cung cấp bằng chứng cho thấy, DNA chính là nơi lưu trữ thông tin di truyền, quy định các tính trạng của con người và động vật nhưng nhiều nhà khoa học vẫn tin, protein mới chính là vật chất lưu trữ thông tin di truyền.
Lý do họ đưa ra là DNA quá đơn giản để có thể lưu giữ được một lượng lớn thông tin.
Điều này chỉ kết thúc khi Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép của DNA vào năm 1953. Mô hình này khiến cho các nhà sinh học bắt đầu hiểu làm thế nào một phân tử đơn giản như DNA lại có thể lưu trữ những thông tin di truyền lớn tới vậy.
3. Biến chì thành vàng: Ý tưởng biến chì thành vàng đối với bạn có lẽ khá điên rồ, nhưng đó lại là một tham vọng của các nhà giả kim thời cổ xưa.
Vào thời mà con người chưa biết gì đến bản chất của các nguyên tố hóa học, số nguyên tử, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, người ta chỉ quan sát thấy các phản ứng hóa học tạo ra các hiện tượng “kỳ diệu” như thay đổi màu sắc, bốc cháy, phát nổ, bốc hơi, co giãn hay tạo mùi; từ đó, họ phát sinh ý tưởng có thể biến thứ kim loại xám xỉn thành một thứ kim loại mới đẹp đẽ hơn, tỏa sáng hơn.
Với tham vọng đó, các nhà giả kim đã ra sức tìm kiếm loại “đá tạo vàng” – một loại đá chỉ có trong trí tưởng tượng của họ - để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
>>>Xem thêm video: GS Duncan chia sẻ về vai trò của nghiên cứu khoa học.