Vào thế kỷ 17, chiến hạm Vasa của Thụy Điển gặp nạn trên biển trở thành vụ chìm tàu chiến gây rúng động thế giới. Chiến hạm Vasa được 400 công nhân tham gia quá trình đóng tàu tại xưởng đóng tàu hoàng gia ở Stockholm, Thụy Điển.Với chiều dài 69m, tàu chiến Vasa được trang bị 64 khẩu pháo cũng như được trang trí công phu, hoành tráng. Sau khi hoàn thành, nó trở thành một trong những tàu được vũ trang mạnh nhất thế giới vào thời điểm ấy.Nhà vua Thụy Điển và người dân đặt nhiều hy vọng vào chiến hạm Vasa, mong muốn con tàu sẽ trở thành biểu tượng của đất nước.Theo đó, vào năm 1628, chiến hạm Vasa có chuyến hải hành đầu tiên với lộ trình đi từ cảng Stockholm tới Ba Lan.Hơn 100 thành viên thủy thủ đoàn mang theo vợ con cùng các hành khách khác có mặt trên tàu chiến Vasa với hy vọng sẽ có một chuyến đi đáng nhớ.Tuy nhiên, sau khi đi được 1.300m, chiến hạm Vasa bị chìm bởi những cơn gió mạnh thổi đến. Do chiến hạm Vasa có trọng lượng lớn do trang bị nhiều vũ khí hạng nặng dẫn đến con tàu không ổn định. Vì vậy, nó không thể giữ thăng bằng nên nhanh chóng chìm xuống đáy biển. Hậu quả là ít nhất 30 người thiệt mạng cùng với con tàu xấu số.Sau sự cố chìm tàu, giới chức trách Thụy Điển cho tiến hành trục vớt những khẩu pháo bằng đồng được trang bị trên chiến hạm Vasa.Xác chiến hạm Vasa bị lãng quên trong suốt nhiều năm trước khi chính phủ Thụy Điển cho trục vớt năm 1961.Dù nhiều năm nằm dưới đáy biển, chiến hạm Vasa vẫn còn gần như khá nguyên vẹn.Hiện xác tàu Vasa được trưng bày tại Bảo tàng Vasa ở thành phố Stockholm. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 1 triệu du khách ghé thăm bảo tàng để chiêm ngưỡng chiến hạm khủng năm xưa.Mời độc giả xem video: Chìm tàu ở Địa Trung Hải: 146 người mất tích (nguồn: VTC1)
Vào thế kỷ 17, chiến hạm Vasa của Thụy Điển gặp nạn trên biển trở thành vụ chìm tàu chiến gây rúng động thế giới. Chiến hạm Vasa được 400 công nhân tham gia quá trình đóng tàu tại xưởng đóng tàu hoàng gia ở Stockholm, Thụy Điển.
Với chiều dài 69m, tàu chiến Vasa được trang bị 64 khẩu pháo cũng như được trang trí công phu, hoành tráng. Sau khi hoàn thành, nó trở thành một trong những tàu được vũ trang mạnh nhất thế giới vào thời điểm ấy.
Nhà vua Thụy Điển và người dân đặt nhiều hy vọng vào chiến hạm Vasa, mong muốn con tàu sẽ trở thành biểu tượng của đất nước.
Theo đó, vào năm 1628, chiến hạm Vasa có chuyến hải hành đầu tiên với lộ trình đi từ cảng Stockholm tới Ba Lan.
Hơn 100 thành viên thủy thủ đoàn mang theo vợ con cùng các hành khách khác có mặt trên tàu chiến Vasa với hy vọng sẽ có một chuyến đi đáng nhớ.
Tuy nhiên, sau khi đi được 1.300m, chiến hạm Vasa bị chìm bởi những cơn gió mạnh thổi đến. Do chiến hạm Vasa có trọng lượng lớn do trang bị nhiều vũ khí hạng nặng dẫn đến con tàu không ổn định. Vì vậy, nó không thể giữ thăng bằng nên nhanh chóng chìm xuống đáy biển. Hậu quả là ít nhất 30 người thiệt mạng cùng với con tàu xấu số.
Sau sự cố chìm tàu, giới chức trách Thụy Điển cho tiến hành trục vớt những khẩu pháo bằng đồng được trang bị trên chiến hạm Vasa.
Xác chiến hạm Vasa bị lãng quên trong suốt nhiều năm trước khi chính phủ Thụy Điển cho trục vớt năm 1961.
Dù nhiều năm nằm dưới đáy biển, chiến hạm Vasa vẫn còn gần như khá nguyên vẹn.
Hiện xác tàu Vasa được trưng bày tại Bảo tàng Vasa ở thành phố Stockholm. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 1 triệu du khách ghé thăm bảo tàng để chiêm ngưỡng chiến hạm khủng năm xưa.
Mời độc giả xem video: Chìm tàu ở Địa Trung Hải: 146 người mất tích (nguồn: VTC1)